Java, đó là một ngôn ngữ lập trình mới xuất hiện, một cuộc cách mạng trong công nghệ
phần mềm. Trong mấy tháng nay, khi bạn lướt trên các trang web, vào các máy tìm kiếm, xem các nhóm thảo luận, đọc các báo, đâu đâu cũng thấy nhắc tới Java. Người thì cho rằng, Java cũng như các ngôn ngữ khác, chẳng có gì đặc biệt và thú vị và đưa ra danh sách các yếu điểm, thiếu sót, lỗi lầm và những lời giải thích dài dằng dặc và cũng khó hiểu vô cùng. Trong khi đó, phần đông người sử dụng, lập trình viên, các nhà sản xuất phần mềm lại ưa thích Java, nhiều công ty đã công bố kế hoạch phát triển các sản phẩm phần mềm của mình dựa trên nền tảng Java, các báo, nhóm thảo luận về Java, lập trình Java và một số vấn đề liên quan nở rộ khắp nơi. Còn ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Hãy cùng xem xét một số nhận định về Java và một vài ngôn ngữ lập trình khác. Như các bạn đã biết, các ngôn ngữ lập trình được ra đời từ rất lâu, và tính cho đến nay đã có tới hàng chục loại khác nhau. Tuy nhiên số này được phân chia ra làm 2 loại, các ngôn ngữ lập trình bậc thấp và các ngôn ngữ lập tnình bậc cao. Những ngôn ngữ lập trình bậc thấp, (điển hình nh assembler) hỗ trợ rất ít cho ngời sử dụng, các câu lệnh thường khó hiểu vì nó đòi hỏi bạn phải trực tiếp điều khiển việc giao tiếp với máy và các ngôn ngữ bậc cao (có hỗ trợ cho ngời lập trình thông qua chơng trình dịch và một số môđun có sẵn - chẳng hạn như Turbo Pascal, C, Java...). Tất nhiên nếu phải chọn lựa giữa ngôn ngữ lập trình bậc thấp và ngôn ngữ lập trình bậc cao, hầu hết các lập trình viên sẽ chọn giải pháp thứ hai vì họ sẽ tiết kiệm đợc nhiều thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao hơn (ví dụ như phải viết một chương trình để truyền file giữa 2 máy qua mạng điện thoại, với ngôn ngữ assembler bạn cần phải có một nỗ lực cỡ Hécquyn, với khoảng vài trăm dòng lệnh trong khi đó, nếu bạn thông thạo Java, bạn sẽ thấy điều này chẳng có gì khó khăn cả - đơn giản là viết vài chục dòng lệnh mà thôi).
Liệu Java có khó học hơn assembler không? Điều này còn tuỳ thuộc vào quan điểm và cách học tập của mỗi người. Cái khó của assembler là phải hiểu được cơ chế cấp phát, sắp xếp bộ
nhớ, điều khiển các biến, các vòng lặp của bộ xử lý, còn với Java, cái khó lại là hiểu được cách thức lập trình hướng đối tượng, các trường, xử lý sự kiện, điều khiển đa luồng... Assembler có
ưu thế trong việc viết những phần mềm yêu cầu nhỏ, nhanh, không mầu mè. Với xu thế ngày càng phát triển và thịnh hành của giao diện đồ hoạ, đa nhiệm, xử lý đa luồng và tương tác giữa các hệđiều hành với nhau, hệđiều hành DOS dần dần bị lãng quên và assembler cũng vậy. Nếu bạn chưa biết gì về lập trình mạng cũng như chưa biết gì về Java, đây sẽ là thời điểm tốt để bạn bắt đầu học tập. Đầu tiên, để có được những kiến thức cơ bản về Java, bạn nên tìm đọc các bài báo nói về vấn đề này trên tạp chí PCWorld - Thế giới vi tính (tôi không nghĩ rằng những bài báo này là một tài liệu tốt cho bạn trong những bước khởi đầu, tuy nhiên, đây là một trong những bài/sách nói về Java được xuất bản theo tiếng Việt hiện nay. Phải nói thật rằng, các sách nói về
Java đã được dịch ra tiếng Việt có thể chỉđếm trên 1 bàn tay). Chính vì thế, tôi khuyên các bạn nên tập đọc các tài liệu bằng tiếng Anh và nếu có thể, nên tham gia vào một số nhóm thảo luận vềđề tài Java. Tất nhiên, nếu bạn quyết tâm, ngôn ngữ sẽ không là một vấn đề quan trọng, hãy cài một từđiển Anh-Việt nào đó và bắt đầu xem các trang với chủđề Java tại địa chỉ