Kế toán các hoạt động khác

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI HỢP TÁC XÃ TM –DV BÌNH TÂY (Trang 52)

3.6.1 Các khoản Thu nhập và chi phí tài chính 3.6.1.1 Thu nhập từ hoạt động khác

Thu nhập khác của Hợp Tác Xã chủ yếu thu từ các khoản:

 Thu các khoản thu khó đòi nay đòi được.

 Thu nhập từ việc bán hàng khuyến mãi.

 Thu các khoản nợ phải trả không còn chủ.

 Thu nhập từ việc nhượng bán thanh lý tài sản.

 Các khoản thu nhập khác.

3.6.1.2 Chi phí của các hoạt động khác

Các khoản chi phí mà Hợp Tác Xã phải chi trả chủ yếu từ:

 Các khoản chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

 Các khoản chi phí khác

3.6.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng

Tài khoản sử dụng

 Tài khoản sử dụng: TK 711, TK 811  Các sổ kế toán sử dụng

 Sổ kế toán chi tiết TK711

 Sổ kế toán chi tiết TK 811

 Nhật ký chứng từ,  Sổ cái.  Chứng từ sử dụng  Phiếu thu  Phiếu chi 3.6.3 Trình tự hạch toán

Hợp Tác Xã sử dụng tài khoản 711 để ghi nhận các khoản thu nhập khác phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 111 Có TK711

Các khoản chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản chi phí từ việc bồi thường vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm khác.

Nợ TK 811

Có TK 111/112

3.6.4 Dẫn chứng số liệu

Nghiệp vụ 1: tháng 06/2008 thu tiền bán hàng khuyến mãi cửa hàng 136 Tháp

Mười.

Nợ TK 1111: 56.000 đ

Có TK 711: 56.000 đ

Nghiệp vụ 2: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản: Nợ TK 811: 1.320.00 đ Có TK 1121: 1.320.000 đ Thu nhập khác tháng 06/2010: 1.376.000 đ Chi phí khác tháng 06/2010: 1.320.00 đ SỔ KẾ TOÁN Tài Khoản: 711 ĐVT: Đồng Chứng Từ

Diễn Giải TKĐƯ Số Phát Sinh

Số Ngày Nợ

30/06 Thu tiền bán hàng khuyến mãi 111 56.000

…..

SỔ KẾ TOÁN Tài Khoản: 811

ĐVT: Đồng Chứng Từ

Diễn Giải TKĐƯ Số Phát Sinh

Số Ngày Nợ

30/06 Thanh lý, nhượng bán tài sản 112 1.320.000

Tổng Cộng 1.320.000

3.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh3.7.1 Công thức xác dịnh kết quả kinh doanh3.7.1 Công thức xác dịnh kết quả kinh doanh 3.7.1 Công thức xác dịnh kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh được biểu hiện qua chi tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh và được xác định theo công thức:

Phương pháp tính kết quả hoạt động kinh doanh theo trình tự:

 Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản làm giảm Doanh thu

 Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp – ( Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí tài chính)

 Lợi nhuận từ họat động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

 Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động khác

Hàng tháng, sau khi xác định lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh, Hợp Tác Xã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước theo quy dịnh là 28% trên tổng lợi nhuận.

Để xác định kết quả kinh doanh, Hợp Tác Xã đã sử dụng tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của Hợp Tác Xã. Việc xác định kết quả kinh doanh của Hợp Tác Xã được tiến hành vào cuối mỗi quí hoặc mỗi năm.

 Trình tự tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh:

 Kết chuyển doanh thu thuần tính kết quả kinh doanh.

 Kết chuyển chi phí tính kết quả kinh doanh.

 Kết chuyển lãi hoặc lỗ xác định kết quả kinh doanh  Tài khoản sử dụng: TK 911

911

632 511

kết chuyển giá vốn hàng bán kết chuyển doanh thu thuần

641, 642

kết chuyển chi phí kinh doanh

635 515

kết chuyển chi phí tài chính kết chuyển doanh thu hoạt động TC

811 711

kết chuyển chi phí khác kết chuyển thu nhập khác

821

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

421 421

3.7.3 Dẫn chứng số liệu

Xác định kết quả kinh doanh tháng 06/2010

 Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cập dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác vào TK 911:

Nợ TK 511 : 3.627.523.096 đ Nợ TK 515: 46.446.561 đ Nợ TK 711: 1.376.000 đ Có TK 911: 3.670.845.657 đ

 Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác vào TK 911:

Nợ TK 911: 3.565,848,113 đ Có TK 632: 3.429.591.586 đ Có TK 641: 121.345.042 đ Có TK 642: 105.679.785 đ Có TK 635: 3.023.500 đ Có TK 811: 1.320.000 đ

 Lợi nhuận trước thuế : 3.575.345.657 - 3.464.614.871 đ = 109.497.544 đ

 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là: 109.497.544 đ * 28% * 70% = 21.461.518 đ

 Lợi nhuận sau thuế: 109.497.544 – 21.461.518 = 88.036.026 đ

 Lợi nhuận sau thuế:

Nợ TK 911: 88.036.026 đ

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 4.1 Nhận Xét:

4.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán của Hợp Tác Xã

Ưu điểm

 Bộ phận kế toán của Hợp Tác Xã đã không ngừng tìm tòi, hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày một đa dạng cùa Hợp Tác Xã. Bên cạnh đó Hợp Tác Xã có một bộ phận nhân sự về kế toán có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, hệ thống kế toán của Hợp Tác Xã được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, nắm chắc chức năng ủa bộ phận mình.

 Về số liệu kế toán: số liệu kế toán được phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kinh doanh ở Hợp Tác Xã.

 Các thành phần kinh tế được phân công tương đối rõ ràng cho từng kế toán viên trong cùng bộ phận, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các thành phần với nhau, đảm bào tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán, ghi chép. Từ đó tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng và phát hiện những sai sót để sửa chữa kịp thời, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác đến Ban Giám Đốc, các ngành chức năng… Qua đó xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường.  Về tài khoản kế toán, các tài được mở phù hợp với chế độ kế toán hiện hành đồng thời phù hợp với đặc điểm của mô hình hạch toán của ngành thương mại – dịch vụ.  Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Hợp Tác Xã sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh mọi hóa đơn, chứng từ do Bộ Tài Chính quy định, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh dều được phản ánh trong các hóa đơn, chứng từ phù hợp về cả nguyên tắc ghi chép cũng như yêu cầu của công tác quản chứng từ. Do đó, các chứng từ đều được kiểm tra thường xuyên nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra chứng từ gốc kèm theo

kiểm tr con số, chữ ký, các hạch toán… Việc kiểm tra này giúp cho việc tổng hợp, phân loại thông tin để ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

 Chứng từ kế toán được quản lý chặt chẽ và mang tính pháp lý cao. Tại phòng kế toán nghiệp vụ khi nghiệp vụ tiêu thu hàng hóa phát sinh, hóa đơn gía trị gia tăng được lập và chuyển về phòng kế toán trong ngày như vậy chứng từ sẽ được theo dõi thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Nhược điểm

 Phòng kế toán đã được trang bị một hệ thống máy vi tính hiện đại. Tuy nhiên, Hợp Tác Xã vẫn chưa trang bị cho mình hệ thồng phần mềm kế toán, điều đó làm cho công việc ghi chép bằng tay của kế toán viên không giảm bớt mà còn làm tăng thêm thời gian làm việc của kế toán, làm cho công việc kéo dài không cần thiết, đôi khi còn dẫn đến nhầm lận, sai sót không đáng có gây ảnh hưởng đến hiệu quả công vệc.

Công tác kế toán tại Hợp Tác Xã phần lớn được ghi chép bằng tay, đây là một hạn chế mà Hợp Tác Xã cần phải khắc phục, vì:

 Số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là tương đối nhiều, nếu ghi chép bằng tay sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc cho kế toán viên, lãng phí nhiều thời gian và nhân lực, khó đối chiếu so sánh.

 Ghi chép bằng tay còn dẫn đến việc rất dễ sai số, nhằm lẫn nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới cả quá trình làm việc và khi phát hiện sai sót cũng khó có thể điều chỉnh. Trong công tác kế toán, đặc biệt là khi xác định kết quả kinh doanh cần phải tổng hợp số liệu mua bán, các khoản chi phi phát sinh trong một kỳ (một quí) nếu có sai sót xảy có khi còn ảnh hưởng tới sự lãi, lỗ của Hợp Tác Xã trong kỳ (quí) đó

 Hợp Tác Xã vẫn chưa trang bị, kết nối một mạng vi tính cục bộ giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng, các cửa hàng với nhau nên đã gây khó khăn, cản trở cho kế toán trong việc nắm bắt các thông tin cần xử lý một cách nhanh chóng kịp thời.

4.1.2 Nhận xét về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Hợp Tác

 Tiêu thụ hàng hóa là khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Hợp Tác Xã. Nó liên quan đến việc xác định lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phản ánh sự vận dộng tiền hàng trong lưu thông.

 Với chủng loại hàng hóa đa dạng và phong phú, Hợp Tác Xã đã tổ chức công tác tiêu thụ rất linh hoạt đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh doanh của Hợp Tác Xã. Bên cạnh đó công tác kế toán tiêu thụ cũng rất linh hoạt trong việc vận dụng sổ sách kế toán, thể hiện ở mở sổ chi tiết, sổ tổng hợp như bản kê, nhật ký chứng từ… đã phản ánh được mỗi nghiệp vụ tiêu thụ hàng đã phát sinh cả về giá vốn lẫn giá bán đồng thời phản ánh được cả về số lượng hàng hóa xuất kho theo từng loại. Việc ghi chép sổ sách thuận cho việc đối chiếu, kiểm tra các hệ thống sổ.

 Doanh thu bán hàng hóa được đưa về và tổng hợp ngay trong ngày giúp cho việc tổng hợp doanh thu của các nhân viên kế toán được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn, tránh được những nhầm lẫn, sai sót.

 Hầu hết sổ sách kế toán của Hợp Tác Xã đều xuất dưới dạng tờ rời giúp cho Hợp Tác Xã quản lý số liệu, kiệm tra đối chiếu một cách dễ dàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Như vậy, khi tổng hợp số liệu để tính doanh thu và xác định kết quả kinh doanh dựa trên những sổ sách kế toán đó sẽ thuận tiện hơn cho kế toán.

Nhược điểm

 Đối với việc bán hàng thu tiền liền Hợp Tác Xã không hạch toán ngay vào tài 111 – tiền mặt hay tài khoản 112 – tiền gửi ngân hàng mà lại thông qua một tài khoản trung gian là tài khoản 131 – phải thu của khách hàng rồi mới đưa vào hai tài khoản nói trên làm cho quá trình hạch toán dài thêm và phức tạp, không tuân theo quy tắc hạch toán, điều này đôi khi còn đẫn đến sai sót.

 Trong quá trình thực hiện xác định kết quả kinh doanh Hợp Tác Xã đã không có các khoản điều chỉnh giảm doanh thu. Điều này gây khó khăn kế toán viên trong quá trình ghi nhận doanh thu cuối kỳ.

4.2 Kiến nghị

 Trong quá trình mua bán trao đổi hàng hóa sẽ phát sinh ra nhiều các khoản nợ phải thu. Đối với các khoản nợ phải thu đó Hợp Tác Xã chỉ mở duy nhất một sổ chi tiết công nợ cho tất cả các khách hàng, điều này có phần không hợp lý vì khi các khoản nợ phải thu của các khách hàng khác nhau phát sinh trong cùng một thời gian sẽ dễ xuất hiện sự nhầm lẫn giữa khách hàng này và khách hàng khác, việc đó sẽ gây khó khăn cho việc thu hồi các khoản nợ sau này:

 Kế toán viên sẽ khó có theo dõi tình hình công nợ trong tháng vì có nhiều khách hàng trong khi chỉ có một sổ chi tiết.

 Khi kế toán ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ rất dễ bị trùng lắp, chồng chéo nhau hay thiếu sót nghiệp vụ.

Về các khoản diều chỉnh giảm doanh thu

Tại Hợp Tác Xã không có kế toán điều chỉnh các khoản giảm doanh thu, như vậy khi gặp các trường hợp cần giảm giá hàng bán cho khách hàng hay chiết khấu kế toán viên sẽ gặp khó khăn vì không biết nên đưa vào đâu cho hợp lý.

Về khoản dự phòng

 Vì Hợp Tác Xã là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán hàng hóa, nên việc có nhiều các khoản phải thu là điều tất yếu, nhưng vì Hợp Tác Xã không có khoản dự phòng thu nợ khó đòi để đề phòng các sự cố có thể xảy ra như:

 Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,… nên không hoặc không có khả năng thanh toán.

 Đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ.

 Nếu xảy ra trường hợp trên thì đơn vị sẽ có nguy cơ thất thoát một lượng tiền tương đối lớn có khi còn hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty do không có lặp dự phòng cho những trường hợp như vậy đơn vị sẽ rơi vào tình thế bị động, vì không thu được tiền nợ của khách hàng nên đơn vị sẽ không thể thu hồi vốn và cũng không có khoản dự phòng để bù đắp dẫn đến nguồn kinh doanh của đơn bị thâm hụt, khó huy động vốn. Điều đó ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của Hợp Tác Xã.

Phòng kế toán của Hợp Tác Xã nên trang bị một phần mềm chuyên dùng và phù hợp cho công tác kế toán để giảm bớt khối lượng công việc cho các kế toán viên, mang lại hiệu quả tốt hơn trong công việc.

Về các khoản phải thu

Hợp Tác Xã nên mở riêng các sổ chi tiết công nợ đối với từng khoản nợ phải thu của từng khách hàng như: đối với khách hàng mua hàng thường xuyên tại Hợp Tác Xã thì theo dõi trên một quyển sổ, còn những khách hàng không thường xuyên thì theo dõi trên từng trang. Điều này giúp các kế toán viên thuận tiện hơn trong việc kiểm tra, đối chiếu, đặc biệt khi có các trường hợp khiếu nại xảy ra thì những thông tin cần thiết sẽ được cung cấp một cách nhanh chóng hơn.

Về các khoản diều chỉnh giảm doanh thu

Hợp Tác nên mở thêm TK 521 – Chiết khấu thương mại, TK 531 – Hàng bán bị trả lại, TK 532 – Giảm giá hàng bán. Làm vậy sẽ giúp cho Hợp Tác Xã không quá bị động trong việc giải quyết vấn đề khi xảy ra các trường hợp như hàng hóa trong quá trình vận chuyển đem bán cho khách hàng gặp sự cố và bị hư hỏng…

Về khoản dự phòng

Kế toán nên mở thêm khoản dự phòng thu nợ khó đòi. Việc lập các khoản dự phòng sẽ giúp cho Hợp Tác Xã đề phòng các trường hợp xấu xảy ra.

* Cách lập:

Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là chắc chắn không thu được ( Nợ phải thu khó đòi – TK 139), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập.

-Vì trong quá trình hoạt động kinh doanh Hợp Tác Xã có phát sinh nghiệp vụ mua hàng hóa nhập khẩu, nên việc sự dụng ngoại tệ trong việc mua bán là tất yếu. Chính vì vậy phòng kế toán nên lập ra một quỹ dự phòng tài chính để đề phòng sự lên xuống của

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI HỢP TÁC XÃ TM –DV BÌNH TÂY (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w