Đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI NHÀ HÀNG NGON (Trang 26 - 34)

Hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo sẽ nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc của nhân viên tại nhà hàng, vì thế ban giám đốc đã rất chú trọng đến công tác đào tạo.

1. Nhu cầu đào tạo 2. Xây dựng kế hoạch đào tạo

3. Phê duyệt Đào tạo bên ngoài 4. Đánh giá sau đào tạo

Sơ đồ 2.3: Quy trình đào tạo của Nhà hàng Ngon

Xác định nhu cầu đào tạo

Hàng năm, tổ trưởng của các bộ phận có trách nhiệm nhận biết nhu cầu đào tạo gửi về bộ phận nhân sự, để đảm bảo nhân viên có đủ khả năng đáp ứng công việc, nhiệm vụ được giao. Những nhu cầu này dựa trên:

Kế hoạch kinh doanh của nhà hàng

Năng lực thực hiện công việc hiện tại của nhân viên

Nhu cầu công việc mới tạo ra buộc phải đào tạo, hoặc đào tạo lại nhân viên

Nhu cầu đào tạo để hoàn thiện bản thân của từng cá nhân

Xây dựng kế hoạch đào tạo

Tổ trưởng của các bộ phận có nhiệm vụ xem xét và đề xuất các kế hoạch đào tạo cho các bộ phận của mình và gửi về cho bộ phận nhân sự của nhà hàng xem xét. Cùng với tổng quản lý, bộ phận nhân sự sẽ xem xét nhân viên nào sẽ được đào tạo. Thường thì nhân viên bộ phận phục vụ sẽ được học thêm các lớp đào tạo kỹ năng rót rượu, khui rượu, trang trí bàn ăn…. Còn nhân viên kế toán sẽ được học thêm các lớp nghiệp vụ nâng cao. Bộ phận tiếp tân sẽ được tham gia vào các khóa ngoại ngữ giao tiếp với người nước ngoài tại nhà hàng. Bộ phận thu ngân sẽ được tham gia vào các buổi học về vi tính.

Các hình thức đào tạo:

Hình thức đào tạo tại nơi làm việc: Đối với nhân viên làm việc tại các bộ phận tại nhà hàng, những người mới vào làm sẽ được những người đã có thâm niên công tác lâu hơn tại nhà hàng hướng dẫn, chỉ bảo về những công việc cần làm và làm thế nào để đạt hiệu quả.

Đào tạo tại nhà hàng là phương pháp đào tạo có hiệu quả và ít tốn kém. Do đó, nhà hàng đang sử dụng và sử dụng nó như một công cụ làm việc mang lại hiệu quả thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số các nhược điểm như với phương pháp này đòi hỏi người hướng dẫn phải có một kỹ năng nhất định để làm sao có thể hướng dẫn học viên nắm bắt được một cách dễ dàng. Đôi khi, học viên có thể tiếp thu cả một số những thói quen xấu của người hướng dẫn và rất khó để có thể sửa lại được.

Hình thức đào tạo ngoài nhà hàng: Tùy vào tính chất công việc của từng bộ phận mà bộ phận nhân sự có kế hoạch riêng để thêm kiến thức cho nhân viên mình. Phòng kế toán được khuyến khích tham gia lớp nâng cao trình độ về kế toán doanh nghiệp, thuế, tổ trưởng của các bộ phận được khuyến khích tham gia các lớp về cách giải quyết tình huống, quản lý nhân sự…

Đánh giá sau đào tạo:

Sau các khóa đào tạo thì người hướng dẫn các khoá học sẽ đánh giá học viên sau đào tạo. Sau đó ban quản lý nhân sự sẽ đánh giá việc thực hiện kế hoạch và lưu bản sao các văn bản, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận (nếu có) của nhân viên, sau khi được đào tạo vào hồ sơ cá nhân.

Hiệu quả chương trình đào tạo được đánh giá qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đánh giá ngay sau khóa học (học viên tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa đào tạo).

Giai đoạn 2: Đánh giá sau khóa đào tạo (học viên áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào)

Nhận xét: Việc thiết lập quy trình đào tạo cũng được cân nhắc dựa trên những nguyên tắc và nhu cầu thực tế của nhà hàng nên tiết kiệm được cả về thời gian lẫn chi

phí. Các phương pháp đào tạo mà nhà hàng đang áp dụng là rất phổ biến và phù hợp với hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp.

Hoạt động tuyển dụng gắn với đào tạo của nhà hàng cung cấp cho mỗi nhân viên cơ hội học tập nhằm phát huy tốt khả năng của mình. Từ đó, nhân viên sẽ gắn bó với nhà hàng hơn khi thấy được cơ hội thăng tiến.

Đào tạo còn là công tác xây dựng đội ngũ kế thừa cho tương lai khi nhà hàng mở rộng các chi nhánh kinh doanh của mình. Có thể nhận thấy rằng Nhà hàng Ngon rất chú trọng công tác đào tạo và phát triển nhân sự.

Phát triển quản trị:

Ngoài việc đào tạo nhân viên thì nhà hàng còn đào tạo cho nhu cầu tương lai thường được đặt ra để chuẩn cho đội ngũ các nhà quản trị kế cận như các tổ trưởng, ban quản lý, bếp trưởng nhằm mục tiêu là cung cấp cho họ những kiến thức và những kỹ năng cần thiết để họ có thể làm tốt công việc hiện tại và đồng thời chuẩn bị cho họ làm tốt công việc tương lai khi họ được thăng chức.

2.3.5 Đánh giá và đãi ngộ2.3.5.1 Chính sách đánh giá 2.3.5.1 Chính sách đánh giá

Cứ mỗi quý, nhà hàng tiến hành đánh giá thành tích của toàn thể nhân viên với mục đích cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ hoàn thành công tác của mình so với các tiêu chuẩn được giao, giúp nhân viên sửa chữa những sai lầm, cung cấp các thông tin làm cơ sở cho công tác đào tạo trong quý sau, đồng thời trả lương, tăng lương, khen thưởng cho nhân viên hợp lý hơn.

Tiêu chí đánh giá của nhân viên gồm:

Đối với các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao, không vi phạm nội quy, không khiển trách và kiểm điểm sẽ đạt loại A.

Đối với những nhân viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn có quá trình phấn đấu trong công việc, và chấp hành tốt nội quy của nhà hàng sẽ đạt loại B.

Đối với nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, không có ý chí phấn đấu trong công việc, bị nhắc nhở, khiển trách nhiều lần thì sẽ đạt loại C.

Bảng thống kê đánh giá thành tích của nhân viên Năm Tổng số

nhân viên XẾP LOẠI A % B % C % 2008 212 178 84% 21 10% 13 6% 2009 229 200 87.3% 19 8.3% 10 4.4% 2010 232 213 92% 16 7% 3 1%

Bảng 2.8: Báo cáo tổng kết bộ phận nhân sự tháng 12/2010

Qua bảng thống kê đánh giá thành tích của nhân viên trong nhà hàng, chúng ta thấy đa phần lực lượng nhân viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức rèn luyện và luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiêm vụ. So với năm 2008 có 13 nhân viên xếp loại C, nhưng tới năm 2009, 2010 số nhân viên xếp loại C giảm xuống chỉ còn có 3 nhân viên và xếp loại A và loại B tăng. Điều này cho thấy đội ngũ nhân viên tại nhà hàng Ngon làm việc rất tốt, chấp hành tốt nội quy của nhà hàng, có ý chí phấn đấu trong công việc.

Chính sách lương thưởng tại nhà hàng

a. Tiền lương : Lương của nhân viên được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và tổng số ngày công thực tế làm việc của nhân viên được xác định cho công việc và tổng số ngày công thực tế làm việc của nhân viên thuộc từng bộ phận. Để việc trả lương được thực hiện trên cơ sở khuyến khích người lao động tích cực hoàn thành tốt công việc được giao nhà hàng.

Nhà hàng quy định các hình thức, phương pháp tính lương đối với các bộ phận trong nhà hàng như sau:

Thời gian trả lương:

Áp dụng cho bộ phận nghiệp vụ quản lý là cán bộ công nhân được bố trí làm việc tại văn phòng nhà hàng. Lương hàng tháng của tất cả công nhân viên trong nhà hàng được trả vào ngày 30 hàng tháng. Riêng các bộ phận khác như phục vụ, thu ngân, quầy Bar, tạp vụ…. việc thanh toán được chia làm 2 đợt vào ngày 16 trong tháng và ngày 3 đầu tháng sau.

Cách tính lương:

Hệ số lương nhà hàng quyết định:

Chức danh Hệ số Phụ cấp

Làm 8h/ngày Làm 4/ ngày Làm 8h/ngày Làm 4/ ngày

Bộ phận bếp 2.300.000 1.800.000 500.000 400.000 Bộ phận bar 1.500.000 1.200.000 500.000 300.000 Tiếp tân 1.800.000 1.400.000 600.000 400.000 Thu ngân 1.950.000 1.450.000 400.000 300.000 Phục vụ 1.300.000 900.000 300.000 200.000 Bảo vệ 1.500.000 1.200.000 500.000 300.000 Tạp vụ 1.500.000 1.100.000 500.000 400.000

Bảng 2.9: Hệ số lương và phụ cấp của nhà hàng

Hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động còn phải trích một phần lương để nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

Bảo hiểm xã hội: Là quỹ lương được hình thành từ việc trích từ 20% lương dùng để tài trợ cho người lao động trong trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí.

Người lao động nộp 5% trên mức lương.

Người sử dụng lao động nộp 15% BHXH.

Bảo hiểm y tế: Quỹ được hình thành từ việc trích 3% lương dùng để tài trợ cho người lao động trong viêc khám chữa bệnh không mất tiền: Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động nộp 2% BHYT

Kinh phí công đoàn: Là quỹ được hình thành từ việc trích 2% lương dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn.

Lương thử việc: Áp dụng đối với các nhân viên vừa mới được tuyển dụng

Mức lương thử việc tối thiểu bằng 70 % tiền lương thực trả cho người lao động tương ứng với công việc.

Lương cho bộ phận phục vụ:

Ngoài lương căn bản, tiền phụ cấp nhân viên phục vụ còn nhận được thêm tip từ khách hàng. Tiền tip của bộ phận phục vụ thì không cố định tùy thuộc vào cách cư xử, phục vụ của nhân viên tại nhà hàng mà khách hàng sẽ tip tùy theo khả năng của họ. Tại nhà hàng tổng cộng có 6 khu, mỗi khu sẽ nhận tiền tip riêng, cuối giờ thì lấy tổng số tiền được tip chia cho tổng số nhân viên tại khu đó.

Lương trong những ngày nghỉ thai sản được hưởng theo quy định NHXH. Cụ thể:

Nghỉ thai sản: Nhà hàng sẽ trợ cấp 50% LCB theo 26 ngày công cho thai sản trong 4 tháng liên tiếp.

b. Tiền thưởng: Căn cứ vào kết quả kinh doanh của nhà hàng, hàng năm nhà hàng còn thưởng cho nhân viên như: thưởng cho nhân viên như:

Thưởng nhân dịp 1/1, 30/4, 1/5, 2/9 cho mỗi nhân viên một ngày công.

Thưởng nhân dịp 8/3 thì mỗi nhân viên nữ tại nhà hàng được tặng một phần quà

Nhân dịp sinh nhật nhà hàng thì nhà hàng có tổ chức phiếu bóc thăm trúng thưởng may mắn, và tặng cho mỗi nhân viên tại nhà hàng một ngày công.

Nhân dịp tết nguyên đám thì mỗi nhân viên sẽ được hưởng một tháng lương để đón tết cùng gia đình.

Mỗi quý thì nhân viên sẽ được nhận được một số tiền thưởng theo quý tùy theo thành tích xếp loại.

Cách tính quý = (Lương cơ bản ÷ 78 ÷ 4) x tổng số ngày công của 3 tháng.

Loại A: (Lương cơ bản ÷ 78 ÷ 4) x tổng số ngày công của 3 tháng

Loại B: [(Lương cơ bản ÷ 78 ÷ 4) x tổng số ngày công của 3 tháng]-100.000

Loại B: [(Lương cơ bản ÷ 78 ÷ 4) x tổng số ngày công của 3 tháng]-150.000

Các hình thức khác:

Để khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với nhà hàng, nhà hàng đã có những chính sách chế độ như: Khi thân nhân của nhân viên quá cố (tứ thân, phụ mẫu, vợ chồng và con của người lao động) sẽ được nhà hàng cử người đại diện đến chia buồn.và gởi tiền phúng điếu 200.000đ

Nhân viên tổ chức làm đám cưới được tặng 200.000đ

Quà sinh nhật của nhân viên: một chiếc áo thun có hình logo của nhà hàng.

Khi ốm đau, thai sản được chi 100.000đ thăm hỏi

Hàng năm tổ chức cho nhân viên đi tham quan nghỉ mát và bao trọn gói.

Trợ cấp cho nhân viên của nhà hàng khi nghỉ hưu trí và ưu tiên nhận con em của họ vào làm việc tại nhà hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI NHÀ HÀNG NGON (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w