Nhận xét về hoạt tính gây độc tế bào

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÓA HỌC CÂY THUỐC VIỆT NAM CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG TẾ BÀO KHỐI U THỰC NGHIỆM  CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN L.) VÀ CÂY HÀ THỦ Ô TRẮNG (STREPTOCAULON JUVENTAS (LOUR.) MERR.) (Trang 25 - 26)

Kết quả thử nghiệm sàng lọc sơ bộ độc tính tế bào cho thấy, trong các hợp chất cô lập được từ rễ cây hà thủ ô trắng và lõi gỗ thân cây tô mộc, chỉ có một mẫu thử (hỗn hợp T6T7) là có độc tính tương đối yếu trên cả ba dòng tế bào ung thư, và hợp chất T3 có độc tính yếu đối với cả hai dòng tế bào ung thư HeLa và MCF-7, còn lại thì hầu như tất cả các hợp chất đều có độc tính trong thử nghiệm sàng lọc trên cả ba dòng tế bào ung thư phổi NCI-H460, ung thư cổ tử cung Hela và ung thư vú MCF–7 ở nồng độ 100 g/ml. Kết quả trên bảng 3.5 cho thấy các hợp chất dẫn xuất cardenolid, dẫn xuất chalcon và homoisoflavon có độc tính trên dòng tế bào ung thư phổi NCI-H460 mạnh hơn đối với hai dòng tế bào ung thư còn lại là ung thư vú MCF–7 và ung thư cổ tử cung Hela.

Điểm lý thú là các hợp chất homoisoflavon được cô lập từ cây tô mộc cũng cho thấy độc tính, thí dụ như hợp chất T4 (deoxysappanon B) có độc tính đối với dòng tế bào ung thư phổi khoảng 90%; nhưng đối với hai dòng ung thư còn lại thì độc tính chỉ khoảng 68% (đối với ung thư vú MCF–7) và khoảng 77% (đối với ung thư cổ tử cung Hela).

Ngoài ra, khi tiếp tục thử nghiệm độc tính tế bào của các hợp chất có khối lượng đủ lớn để tìm giá trị IC50, đã cho thấy các hợp chất H1, H2, H5, H7,

H11 đều có độc tính mạnh đối với dòng tế bào ung thư phổi NCI-H460, trong đó H2, H5H11 có giá trị IC50 lần lượt là 0,017 ± 0,001; 0,038 ± 0,002; 0,068 ± 0,008. Các giá trị này cho thấy các hợp chất dẫn xuất cardenolid cô lập được từ rễ cây hà thủ ô trắng có độc tính mạnh trên dòng tế bào ung thư phổi.

Các hoạt tính sinh học như kháng oxy hóa, kháng viêm… từ lâu đã được nghiên cứu đối với các hợp chất cô lập được từ cây tô mộc. Khi tra cứu tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy cho đến nay, chưa có công bố nào về thử nghiệm độc tính tế bào của các hợp chất homoisoflavon trên ba dòng ung thư nói trên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÓA HỌC CÂY THUỐC VIỆT NAM CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG TẾ BÀO KHỐI U THỰC NGHIỆM  CÂY TÔ MỘC (CAESALPINIA SAPPAN L.) VÀ CÂY HÀ THỦ Ô TRẮNG (STREPTOCAULON JUVENTAS (LOUR.) MERR.) (Trang 25 - 26)