- Giải pháp về kinh phí: Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách và chương trình đào tạo nghề nông thôn của Chính phủ.
3.4. Tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13)
3.4.1. Nhiệm vụ: Phấn đấu năm 2013 thành lập được Hợp tác xã, Tổ hợp tác
và đi vào hoạt động có hiệu quả. Phát huy các thế mạnh của địa phương để chuyển đổi hình thức sản xuất trên các lĩnh vực.
- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thành lập các HTX, tổ hợp tác. Có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện về mặt bằng và các điều kiện để HTX, tổ hợp tác phát triển.
- Thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách của nhà nước, vận dụng đúng cơ chế thị trường các tiềm năng thế mạnh của địa phương tích cực phổ biến tuyên truyền trong nhân dân mở rộng các loại hình làm kinh tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mô hình liên kết sản xuất đồng thời tổ chức thăm quan học hỏi, các mô hình kinh tế có hiệu quả.
- Thực hiện tổ chức tốt công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý, phương pháp lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các HTX và lãnh đạo các tổ hợp tác sản xuất, các câu lạc bộ để nâng cao năng lực.
- Giải pháp về vốn: Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ để đào tạo nghề cho xã viên HTX
và Tổ hợp tác, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ban chủ nhiệm HTX, kế toán và các cán bộ chuyên môn, hỗ trợ 600 triệu đồng bằng nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn khác.
3.4.3. Phân công nhiệm vụ
- UBND xã Thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi thành lập mới HTX; vận động và hướng dẫn các thành phần có nhu cầu thành lập HTX, thành lập các tổ hợp sản xuất.
- Nâng cao vai trò tuyên truyền của hệ thống chính trị cấp xã trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Mỗi đoàn thể trong hệ thống chính trị của địa phương đỡ đầu thành lập một hoặc nhiều tổ hợp tác sản xuất hướng dẫn làm kinh tế có hiệu quả.
- Các cơ sở xóm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền trong việc liên kết sản xuất tạo dựng thương hiệu hàng hóa.