Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của quản lý Bât động sản ở Việt Nam (Trang 27)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ BĐS

3.4. Một số kiến nghị:

Qua phần nghiên cứu về quản lý chung cư trên ta có thể nhận thấy công tác quản lý BĐS là một công việc khá phức tạp và đòi hỏi yêu cầu cao. Quản lý BĐS nước ta hiện nay còn chưa có tính chuyên nghiệp và hiệu quả công việc cũng chưa cao. Vì vậy việc nâng cao công tác quản lý BĐS, tăng thêm tính chuyên nghiệp là một yêu cầu hết sức khó khăn và phức tạp. Do đó cần phải có sự hợp tác giữa các bên có liên quan. Do vậy, để các doanh nghiệp Việt kinh doanh dịch vụ quản lý BĐS phát triển được, trước hết phải có sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng rất cần sự hỗ trợ của các đơn vị, ban ngành và chủ đầu tư trong việc ra quyết định, ban hành quy chế, hoặc mở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành đủ để cung ứng nhân sự đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp này. Em xin phép được đưa ra một số kiến nghị như sau:

Kiến nghị với Nhà nước: Quản lý BĐS là một nghề đòi hỏi nhà quản lý có sự kết hợp nhiều kỹ năng, trình độ, hiểu biết và tinh thần trách nhiệm đối với nhiều đối tượng trong xã hội. Do đó, để đảm bảo những cá nhân có đủ các tố chất để hành nghề, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến quản lý BĐS, phải thực hiện chuẩn hóa, luật hóa việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực quản lý BĐS giống như đối với lĩnh vực Môi giới và Định giá BĐS hiện nay.

Kiến nghị với Bộ Xây dựng: Hiện nay, các tòa nhà cao tầng ở nước ta, đặc biệt là những chung cư cao tầng phần lớn đều do các nhà quản lý BĐS không chuyên quản lý. Cụ thể là những nhà quản lý này chưa qua đào tạo nghề quản lý BĐS, không có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực quản lý BĐS, do đó thường gặp những tình trạng bất cập trong quá trình quản lý các tòa nhà. Để khắc phục tình trạng này Bộ xây dựng cần có quy định bắt buộc đối với người quản lý, pháp nhân hành nghề quản lý phải là người có chức năng quản lý, được đào tạo và được cấp chứng chỉ quản lý BĐS.

Kiến nghị với chủ đầu tư: Để thực hiện được việc cắt giảm nhân sự ở bộ phận trông xe ngoài trời, Ban quản lý cần phải quy hoạch tất cả các khu gửi xe ngoài trời xung quanh hành lang tòa nhà lại và tập trung tại một địa điểm là phần đất rộng phía sau tòa nhà, hiện tại đang là vườn hoa lớn ở góc phía Nam của lô đất. Do đó, cần được sự đồng ý và thực hiện của chủ đầu tư trong việc xây dựng tại đây một nhà để xe hai tầng nhằm cung ứng đủ chỗ để xe cho cư dân và khách ra vào tòa nhà, đảm bảo an ninh trật tự, không gây ách tách giao thông xung quanh khu vực, an toàn cho phương tiện và đặc biệt là làm đẹp cảnh quan tòa nhà đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp trong đầu tư và trong quản lý BĐS của mình.

Kiến nghị với Bộ giáo dục và Đào tạo: Với số lượng các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, trong khi nghề quản lý BĐS ở nước ta còn non trẻ, nên nghề này cần rất nhiều các nhà quản lý BĐS được đào tạo cơ bản,

chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo chính quy có uy tín và chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta mới chỉ có duy nhất Bộ môn Bất động sản - khoa BĐS và KTTN trường Đại học Kinh tế quốc dân đào tạo chính quy có lĩnh vực quản lý BĐS. Do đó Bộ giáo dục và Đào tạo cần có sự hỗ trợ để phát triển quy mô cơ sở đào tạo này càng sớm càng tốt.

Kiến nghị với Bộ môn Bất động sản - Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên - Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Bộ môn cần soạn thảo các tài liệu, giáo trình, bài giảng khác nhau sao cho phù hợp với các doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp với các quy mô BĐS, loại BĐS khác nhau trong quá trình giảng dạy nhằm đào tạo những nhà quản lý BĐS chuyên nghiệp với tính thực tiễn cao để học viên có thể kịp thời thích ứng với các doanh nghiệp quản lý ngay sau khi tốt nghiệp.

Kiến nghị với các cơ sở đào tạo nghề: Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại rất nhiều các cơ sở đào tạo nghề đã hoạt động lâu năm và các cơ sở mới thành lập, thực hiện công tác đào tạo, dạy nghề cho rất nhiều lĩnh vực như điện, điện lạnh, viễn thông, tự động hóa... và đã cung ứng được nhiều nhân sự có tay nghề cao cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghề như quản lý An ninh, Vệ sinh hay Lễ tân lại có rất ít các cơ sở đào tạo hoặc có thì cũng có rất ít những nhân sự được đào tạo bài bản có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp quản lý BĐS của nước ngoài hoạt động tại Việt nam sau khi đã tuyển dụng các nhân sự này đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung từ các chuyên viên của mình thì các nhân sự đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng.

Kiến nghị với Bộ thông tin và truyền thông : Trong bối cảnh hiện nay của nước ta, công tác quản lý hầu hết các tòa nhà cao tầng còn chưa quy củ. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của lãnh đạo các công ty chủ đầu tư tòa nhà còn mơ hồ về lĩnh vực quản lý BĐS, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc quản lý các tài sản là BĐS của doanh nghiệp. Do đó, Bộ thông tin và truyền thông cần có những công tác truyền thông, quảng bá sâu rộng nhằm cung cấp kiến thức, hiểu biết cần thiết về vai trò của việc quản lý BĐS đối với doanh nghiệp, để chủ đầu tư có thể đưa được ra các quyết định, lựa chọn hoặc hình thành mô hình quản lý phù hợp với BĐS của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của quản lý Bât động sản ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w