ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚ

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã văn yên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 25)

Căn cứ vào 19 tiêu chí đã và đang thực hiện được trên địa bàn với bộ tiêu chí Quốc gia về tiêu chuẩn nông thôn mới thì hiện nay trên địa bàn xã Văn Yên có:

Các tiêu chí đó đạt theo bộ tiêu chí Quốc gia: là 04 tiêu chí, gồm: Bưu điện; Trường học; Giáo dục; Y tế.

Các tiêu chí chưa đạt: 15 tiêu chí, gồm các tiêu chí sau: ;Cơ cấu lao động; Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Giao thông; Thuỷ lợi; Điện; Cơ sở vật chất văn hoá; Chợ nông thôn; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Hình thức tổ chức sản xuất ; Văn hoá ; Môi trường ; Hệ thống chính trị; An ninh.

PHẦN III

DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Dự báo tiềm năng

- Văn Yên là xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo nơi có điều kiện tiểu khí hậu và nguồn nước cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chất lượng cao đặc biệt là phát triển trồng lúa, cây chè, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, trồng dược liệu, rau đặc sản kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

- Có điều kiện thuận lợi trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như các lĩnh vực: Gia công cơ khí; Sản xuất chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp.

- Có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng giá trị sản xuất trên một ha canh tác, với các loại cây thế mạnh như: Lúa, Chè, rau sạch, cây dược liệu, cây ăn quả (Nhãn, Soài),... Đặc biệt Văn Yên được xác định là một trong những vùng sản xuất lúa của huyện.

- Có điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn.

- Có nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao trong canh tác, sản xuất.

Trên địa bàn xã có các điểm di tích lịch sử cấp Quốc gia, tỉnh, là điều kiện phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

2. Dự báo dân số, lao động, số hộ theo các giai đoạn quy hoạch

Tỷ lệ phát triển dân số năm 2011 của xã là 1,13%. Dự báo dân số toàn xã đến năm 2015 sẽ có 7.683 người và đến năm 2020 dân số sẽ là 8.127 người

Số người trong độ tuổi lao động dự báo đến năm 2015 là 5.044 người, đến năm 2020 là 5.336 người.

Biểu 14: DỰ BÁO TĂNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TRONG KỲ QUY HOẠCH

Phương pháp tăng Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020

Dân số Lao động Dân số Lao động Dân số Lao động Tự nhiên 83 55 338 222 444 292 Cơ học 0 0 0 0 0 0 Cộng 83 55 338 222 444 292 Tổng dân số 7.345 7.683 8.127

Biểu 15: DỰ BÁO PHÂN BỐ LAO ĐỘNG

Năm Tổng số

lao động Công nghiệp –TTCN

Thương mại, dịch

vụ Nông nghiệp

Lao động % Lao động % Lao động %

2011 4.823 645 13,37 952 19,74 3.226 66,89

2015 5.044 1.715 34,00 1.059 21,00 2.270 45,00

PHẦN IV

NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI I. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ

1. Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất

Quy mô quy hoạch nằm trên toàn bộ tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.443,54 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Lục Ba huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp xã Đạo Trù huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía Đông giáp xã Ký Phú huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên; - Phía Tây giáp xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên;

2. Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch cần phát triển không gian trên cơ sở hiện trạng và tận dụng lợi thế địa lý, kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm tạo sự phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo môi trường và ổn định đời sống nhân dân.

- Phát triển không gian toàn xã phải gắn kết giữa trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp. Việc bố trí hợp lý và đảm bảo về cơ cấu phân khu chức năng khu trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung và nâng cấp cải tạo các cơ sở kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có, trên cơ sở các tiêu chí phát triển nông thôn mới, hạn chế san lấp, tiết kiệm kinh phí đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường nông thôn.

- Phát triển hướng tới ưu tiên cho việc xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ đất phát triển xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, không tách rời khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ.

* Ưu điểm:

+ Kế thừa và phát triển các công trình công cộng hiện có. + Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang.

+ Phát triển dân cư tập trung, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

+ Các khu vực sản xuất và các khu vực làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp được đưa ra ngoài khu vực dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.

+ Chuyển đổi đất nông nghiệp sản xuất kém năng xuất, hạn chế tưới tiêu để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: đất ở, đất phát triển hạ tầng...

* Nhược điểm: Giao thông quy hoạch chủ yếu tận dụng theo các tuyến đường hiện trạng nên trong quá trình xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn.

3. Định hướng tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật3.1. Giao thông 3.1. Giao thông

- Đường trục xã, liên xã áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 4 miền núi bề rộng mặt đường tối thiểu 5,5m; chiều rộng nền đường 7,5m đảm bảo cho 2 xe ôtô tải tránh nhau được.

- Đường trục xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp A bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5m; chiều rộng nền đường 5,0m đảm bảo hệ thống thoát nước.

- Đường ngõ xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp B, cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường 4,0m bảo đảm cho xe cứu thương, cứu hoả có thể ra vào được.

- Đường bờ vùng: Vùng cách vùng 100-200m, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu và đường giao thông, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m; chiều rộng nền đường 3,0m; liên thông theo hướng 1 chiều, khoảng cách từ 200 đến 300m, có 1 điểm tránh xe.

3.2. Quy hoạch cấp nước:

Quy hoạch hộ dân dùng nước máy để đảm bảo vệ sinh theo quy mô xã: Nước sinh hoạt 80 lít/người/ngày (năm 2015) và 100 lít/người/ngày (năm 2020).

3.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:

Theo rãnh thoát nước dọc đường giao thông thôn, xóm, xã, các khu chăn nuôi, có quy hoạch thoát nước thải ra sông suối. Tại khu trung tâm xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống rãnh thoát nước đậy tấm đan. Nước thải trạm y tế phải qua hệ thống xử lý, thoát ra theo rãnh thoát nước xuống mương máng, sông suối

3.4. Quy hoạch cấp điện:

Đảm bảo theo Quyết định của ngành điện. Chỉ tiêu cấp điện 300 KW/h/người/năm tính đến 2015, 500KW/h/người/năm tính đến năm 2020.

3.5. Vệ sinh môi trường:

- Toàn bộ chất thải rắn và rác thải của nhân dân được quy định chuyển đến các điểm thu gom rác thải của xóm, sau đó được vận chuyển đến khu quy hoạch chôn lấp rác thải của xã. Xung quanh khu vực này phải trồng hệ thống cây xanh cách ly và phải có biện pháp xử lý để chống ô nhiễm môi trường.

- Về nghĩa trang, nghĩa địa: Quy hoạch mở rộng nghĩa trang liệt sỹ.

II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020:

Hiện tại xã chưa có chỉ tiêu đất cấp trên phân bổ về các loại đất cho xã, do vậy đến năm 2020 diện tích cấp xã xác định là diện tích quy hoạch cho từng loại đất. Cụ thể:

- Đất nông nghiệp đến năm 2020 là 2.156,58 ha. - Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 246,89 ha. - Đất chưa sử dụng đến năm 2020 chỉ còn 5,72 ha.

1.1. Đất nông nghiệp

Năm 2011 đất nông nghiệp có 2.208,05 ha, chiếm 90,36% diện tích tự nhiên.

Đến năm 2020 đất nông nghiệp có 2.172,852 ha, chiếm 88,92% diện tích tự nhiên, giảm 35,20 ha so với năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Đất lúa nước (DLN)

Năm 2011 có 386,27 ha chiếm 15,81% diện tích tự nhiên.

Trong kỳ quy hoạch giảm đi 59,95 ha do chuyển sang các loại đất sau: * Chuyển sang các loại đất nông nghiệp 34,00 ha, gồm:

- Đất trồng cây lâu năm (đất lúa 01 vụ chuyển sang đất trồng chè) 17,00 ha. - Đất trồng cây hàng năm khác 17,00 ha.

* Chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp 25,95 ha, gồm:

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 2,00 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 0,10 ha

- Đất giao thông : 3,12 ha

- Đất thủy lợi : 9,7 ha

- Đất cơ sở văn hóa : 0,10 ha

- Đất cơ sở thể dục- thể thao : 1,54 ha

- Đất chợ : 1,00 ha

- Đất ở nông thôn : 8,39 ha.

Đến năm 2020 có 326,32 ha chiếm 13,35% diện tích tự nhiên.

b. Đất trồng cây hàng năm còn lại

Đến năm 2020 tăng thêm 22,0 ha . Diện tích tăng thêm do:

- Quy hoạch đất trồng lúa nước chuyển sang 17 ha

- Quy hoạch đất trồng cây lâu năm chuyển sang 5 ha (trồng cây dược liệu)

c. Đất trồng cây lâu năm

Đến năm 2020 có diện tích 105,72 ha, thực tăng 4,72 ha, trong đó:

- Tăng thêm 17 ha do quy hoạch đất trồng một vụ kém hiệu quả chuyển sang đất trồng chè.

- Đồng thời diện tích giảm 12,28 ha do chuyển sang các loại đất (đất trồng cây hàng năm còn lại 5,0 ha, đất giao thông 2,44 ha, đất thủy lợi 2,0 ha, đất di tích 1,24 ha, đất bãi thải rác thải 1,6 ha).

d. Đất rừng sản xuất

Đến năm 2020 có diện tích 416,31 ha, giảm 43,11 ha, diện tích giảm do chuyển sang các loại đất (đất giao thông 7,21 ha, đất thủy lợi 5,20 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,5 ha, đất cơ sở văn hóa 1,0 ha, đất cơ sở thể dục thể thao 2,2 ha, đất rác thải bãi thải 2,0 ha)

Trong kỳ quy hoạch chuyển 16,35 ha đất đồi núi chưa sử dụng sang đất trồng rừng sản xuất.

e. Đất rừng đặc dụng

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này không thay đổi.

f. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Trong kỳ quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản giảm 0,21 ha do chuyển sang các loại đất (đất giao thông 0,03 ha, đất cơ sở văn hóa 0,03 ha, đất cơ sở thể dục thể thao 0,15 ha). Đến năm 2020 có diện tích 3,73 ha chiếm 0,15% diện tích tự nhiên.

g. Đất nông nghiệp khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2020 tăng thêm 25,0 ha do chuyển sang từ đất trồng rừng sản xuất để quy hoạch khu chăn nuôi tập trung tại khu Đình Gấm (xóm Dưới 3).

1.2. Đất phi nông nghiệp

Đến năm 2020 diện tích phi nông nghiệp là 264,97 ha, chiếm 10,84 % tổng diện tích tự nhiên, tăng 51,55 ha so với hiện trạng, lấy từ đất nông nghiệp, tuy nhiên còng giảm đi một phần diện tích do chuyển đổi nội bộ đất phi nông nghiệp. Cụ thể các loại đất phi nông nghiệp biến động như sau:

a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Mở rộng trụ sở UBND xã 0,32 ha lấy từ đất ở nông thôn 0,07ha và đất chợ 0,25ha.

b. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh:

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng 2,5 ha do lấy từ đất chuyên trồng lúa nước và đất núi đá không có rừng cây. Diện tích tăng thêm là do quy hoạch nhà máy nước sạch 0,5 ha và quy hoạch khu vực trồng nấm 2,0 ha.

c. Đất bãi thải, xử lý chất thải

Trong kỳ quy hoạch tăng thêm 3,6 ha do lấy từ các loại đất sau: - Đất trồng cây lâu năm : 1,6ha.

- Đất rừng sản xuất : 2,0 ha

d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Năm 2011 có 17,00 ha chiếm 0,70% diện tích tự nhiên.

Trong kỳ quy hoạch tăng thêm 0,10 ha do lấy từ đất chuyên trồng lúa nước, để mở rộng khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ.

Đến năm 2020 có 17,10 ha chiếm 0,70% diện tích tự nhiên.

e. Đất sông, suối, mặt nước chuyên dùng: Diện tích đất này không thay đổi so với năm hiện trạng.

f. Đất phát triển hạ tầng

* Đất giao Thông

Trong kỳ quy hoạch tăng 14,23 ha do được lấy từ các loại đất sau:

- Đất trồng lúa nước : 3,12ha

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 0,11 ha - Đất trồng cây lâu năm : 2,33 ha

- Đất ở nông thôn : 1,43 ha - Đất nuôi trồng thủy sản : 0,03 ha

* Đất thủy lợi: Trong kỳ quy hoạch diện tích đất tăng thêm 16,90 ha được lấy từ các loại đất sau.

- Đất trồng lúa nước : 9,70 ha

- Đất trồng cây lâu năm : 2,00 ha

- Đất rừng sản xuất : 5,20 ha

* Đất công trình năng lượng: Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này không tăng. * Đất cơ sở văn hóa:

- Trong kỳ quy hoạch tăng thêm 1,13 ha do lấy từ các loại đất sau:

- Đất trồng lúa nước : 0,1ha

- Đất trồng rừng sản xuất : 1,0 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 0,03 ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đất cơ sở y tế: Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này không thay đổi. * Đất cơ sở giáo dục- đào tạo:

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng them 0,1 ha lấy từ đất ở nông thôn. * Đất cơ sở thể dục- thể thao

- Trong kỳ quy hoạch tăng thêm 3,89 ha do lấy từ các đất sau :

- Đất trồng lúa nước : 1,54ha

- Đất trồng rừng sản xuất : 2,20 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 0,15 ha

* Đất chợ

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất chợ tăng 1 ha so với năm hiện trạng do lấy từ các loại đất lúa nước.

* Đất ở nông thôn

Trong kỳ quy hoạch tăng đi 8,39 ha do chuyển sang từ đất trồng lúa nước. Đồng thời giảm 2,1 ha do chuyển sang các loại đất (đất giao thông 1,43 ha, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,07 ha, đất cơ sở giáo dục 0,1 ha, đất di tích lịch sử văn hóa 0,5 ha).

1.3. Đất chưa sử dụng

- Diện tích đất chưa sử dụng của xã không thay đổi trong kỳ quy hoạch.

4. Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho giai đoạn 2011 – 20154.1. Kế hoạch sử dụng đất từng năm giai đoan 2011-2020 4.1. Kế hoạch sử dụng đất từng năm giai đoan 2011-2020

4.1.1 Năm 2012 :

+ Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúc khác sang đất cây hàng năm 3,0 ha. + Quy hoạch đất giao thông 1,46 ha, trong đó lấy từ đât trồng lúa 0,57 ha, đất trồng cây hàng năm 0,01ha, đất trồng cây lâu năm 0,55 ha, đất ở nông thôn 0,33 ha

+ Mở rộng UBND xã 0,32 ha lấy từ đất ở nông thôn 0,07 và đất chợ 0,25 ha.

+ Quy hoạch nhà văn hóa 0,1 ha trong đó lấy từ đất trồng lúa 0,07 ha và đất nuôi trồng thủy sản 0,03 ha.

4.1.2. Năm 2013:

+ Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúc sang đất cây hàng năm 3,0 ha. + Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm 7,0 ha + Quy hoạch đất giao thông 1,16 ha, trong đó lấy từ đât trồng lúa 0,59 ha, đất trồng cây hàng năm 0,01 ha, đất trồng cây lâu năm 0,27 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,02 ha, đất ở nông thôn 0,27

+ Quy hoạch đất ở nông thôn 1,00 ha trong đó lấy từ đất trồng lúa. + Quy hoạch nhà văn hóa 0,03 ha lấy từ đất trồng lúa.

+ Mở rộng trường mần non 0,1 ha lấy từ đất ở.

+ Quy hoạch 0,65 ha đất thể dục thể thao lấy từ đất trồng lúa 0,5 ha và đất nuôi

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã văn yên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 25)