NGÀNH DỆT MAY
1. Hiệu quả trong sử dụng lao động
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam hiện có khoảng 2000 doanh nghiệp. Từ 2001 – 2004, toàn ngành đã thu dụng thêm khoảng 400.000 lao động đưa tổng số lao động lên 2 triệu người. Ngành dệt may Việt Nam đang sử dụng gần 1,1 triệu lao động trong các dây chuyền công nghiệp (riêng ngành may là hơn 900.000). Ngoài ra còn khoảng 1 triệu người tham gia trong các hộ gia đình và hợp tác xã chưa kể số lao động trong ngành trồng bông và dâu tằm tơ.
Cơ cấu lao động theo giới tính.
Về giới tính ngành dệt có 31,8% là nam giới và 68,2% là nữ giới; ngành may có 21,1% là nam giới và 78,9% là nữ giới.
Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (%)
Trình độ Ngành dệt Ngành may Trên đại học 0,08 0,01 Đại học và cao đẳng 7,04 4,00 Trung cấp 4,71 3,50 Kỹ thuật viên 3,34 3,78 Công nhân bậc 5/7 18,82 6,30 Lao động phổ thông 66,01 78,91
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Lao động ngành DMVN chiếm chủ yếu là lao động phổ thông, trong ngành May là 78,91%, còn ngành Dệt do yêu cầu phải sử dụng máy móc nhiều nên lao động phổ thông chiếm tỷ trọng ít hơn là 66,01%. Công nhân có tay nghề (bậc 5/7) còn chiếm số lượng quá ít, ngành Dệt chỉ là 18,82% còn ngành May thì chưa đến 10%
Cơ cấu lao động theo độ tuổi (%)
Độ tuổi Ngành dệt Ngành may
Từ 30 trở xuống 38,30 64,30
Từ 31 – 40 34,40 27,00
Từ 41 – 50 24,30 7,60
Trên 50 3,00 1,20
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
a. Đội ngũ cán bộ khoa học quản lý và nhân viên kinh doanh
Hầu hết các cán bộ quản lý của ngành đều có trình độ đại học và trên đại học. Đa số họ được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, thiếu năng động, chưa mạnh dạn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và còn nặng tư tưởng ỷ lại. Bộ máy quản lý cồng kềnh, cơ chế điều hành kém hiệu lực đã ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển ngành. Các nhà doanh nghiệp hiện nay chưa qua đào tạo lại để có thể thích ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường.
Mấy năm gần đây, trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề được bổ sung, đào tạo lại, nâng cao năng lực nên có khả năng tiếp thu, nắm bắt nhanh các qui trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ được sản xuất, có khả năng sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc cải tiến tổ chức, đãi ngộ và bồi dưỡng tốt nên đã góp phần tạo động lực trong sản xuất nâng cao năng suất. Chất lượng sản phẩm tốt không thua kém đồng nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, một hạn chế nổi bật là ngành Dệt May còn thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi toàn diện, thiếu nhân lực về thiết kế mẫu mốt, chế tạo sản phẩm mới và lực lượng tiếp thị, kinh doanh, nhất là xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế.
Biểu 2: Lao dộng trong các doanh nghiệp dệt VN theo độ tuổi
Biểu 3: Lao dộng trong các doanh nghiệp May VN theo độ tuổi
b. Đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp
Lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực là sở hữu một nguồn nhân lực dồi dào. Việt Nam là một nước đông dân với khoảng 80 triệu người, trong đó độ tuổi lao động khoảng 44 triệu người, đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Inđônêxia và thứ 13 trên tổng số hơn 200 quốc gia trên thế giới. Hàng năm có khoảng 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu cho sản xuất - kinh doanh.
Mặc dù nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ đã góp phần tạo nên tăng trưởng cho ngành DMVN, nhưng ngành này vẫn bộc lộ rõ hạn chế trong việc sử dụng nguồn lao động với nhiều lợi thế ấy. Tính phi hiệu quả trong việc sử dụng lao động ngành dệt may thể hiện ở 2 khía cạnh: năng suất lao động khá thấp và sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo ngành nghề.
Về năng suất lao động, trong khi năng suất lao động trong ngành dệt không tăng là bao nhiêu thì năng suất lao động trong ngành may đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên NSLĐ của DMVN so với các nước trong khu vực vẫn còn khá thấp. Theo đánh giá của Sở công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tuy Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương được xếp vào loại có NSLĐ cao nhất nước song cũng chỉ bằng 20% mức trung bình của thế giới tính theo hiện vật. So sánh với Philippin là nước có năng suất công nghiệp thuộc loại thấp nhất ASEAN thì năng suất công nghiệp của quốc gia này vẫn cao hơn của Việt Nam từ 3 đến 4 lần. NSLĐ trung bình của Philippin năm 2000 đạt khoảng 8.000 đến 10.000 USD/năm/người; Singapore đạt 25.000 USD/năm/người trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng 3.000 USD/năm/người. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2000, tốc độ tăng bình quân năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam giai đoạn 1990 - 1995) đạt mức 2,0% nhưng nếu tính cả giai đoạn 1999-2000 chỉ đạt mức tăng 1,1%. Trong những năm trước, một công nhân may áo jacket phải mất từ 5-8 giờ mới may được một áo thì ngày nay con số đó là 2,5-4 giờ. Tuy nhiên nếu so sánh với các nước trên thế giới, năng suất lao động trong
ngành Dệt – May tính bằng giá trị gia tăng theo lao động còn rất thấp, chưa theo kịp các nước trong khu vực như Trung Quốc, Inđônêxia, Malaysia, đặc biệt là Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 30 - 50% so với các nước trong khu vực. Đối với lĩnh vực kéo sợi, năng suất lao động thấp hơn từ 2-3 lần, trong dệt thoi thấp hơn 4-5 lần; còn đối với may, chỉ bằng 2/3 so với bình quân các nước. Đối với lĩnh vực nhuộm và hoàn tất, do tổ chức, kỹ thuật kém nên chất lượng ở khâu nhuộm quá lệ thuộc vào người công nhân đứng máy chiếm khoảng 70-80%, trong khi các nước chỉ là 10-20%. Không những thế, lĩnh vực này còn thiếu lao động có tay nghề nên hiệu quả khai thác thiết bị còn thấp, năng suất không cao, chất lượng không ổn định. Với năng suất lao động như trên, nhiều doanh nghiệp đã không có được các đơn đặt hàng, nhất là khi xu hướng giảm giá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều đơn đặt hàng lớn, giá rẻ đã thuộc về tay các nhà sản xuất Trung Quốc.
Bảng 10: Năng suất lao động một số công đoạn trong ngành dệt may Nội dung Đơn vị Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Năng suất
áo sơ mi dệt thoi áo sơ mi dệt kim quần kaki Sp/ng./ca 7,8 9,2 6,0 19,5 22,4 13,5 12,2 15,3 10,2
2. Doanh thu gia công/người USD/ng./ca 3,2 12,4 6,2
3. Trị giá gia tăng/người.năm 2003
(chỉ tính phần gia công)
tr.đ/ng. 10,8 42,3 21,1
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Để giải thích cho sự thấp kém về năng suất lao động trong ngành dệt may có thể đưa ra các nguyên nhân sau đây: Một là lao động trong ngành Dệt May ít được qua đào tạo và đào tạo lại. Thông thường các khoá đào tạo tiến hành ngắn trong khoảng hai đến ba tháng. Tay nghề công nhân không cao, do đó kéo theo năng suất lao động thấp. Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy, xí nghiệp là chính. Toàn bộ ngành chỉ có 4 trường đào tạo với "công suất" mỗi năm khoảng 2.000 công nhân, không thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí khi về
doanh nghiệp phải chấp nhận tự đào tạo lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị. Ông Nguyễn Tiến Thông, Giám đốc Công ty Vinatex cho biết: hiện Công ty có trên 100.000 lao động, hàng năm phải bổ sung khoảng 10.000 lao động, chủ yếu theo phương thức tự đào tạo. Vì đào tạo không có bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Do đó, để hoàn thành các đơn hàng bắt buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện làm 3 ca, 4 kíp. Đây là nguyên nhân khiến thu nhập của lao động mới làm việc thấp, thậm chí ở một số doanh nghiệp, thu nhập của người lao động lâu năm cũng chỉ tương đương thu nhập của lao động mới ở các công ty có danh tiếng. Hai là, trang thiết bị và công nghệ ngành Dệt May mặc dù trong thời gian qua đã có quan tâm tới việc đầu tư nhưng trình độ vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực, đặc biệt công nghệ còn rất lạc hậu trong ngành dệt. Nguyên nhân này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần sau. Ba là, trong cơ chế thị trường hiện nay, do yêu cầu của công việc nên lao động trong ngành Dệt May phải làm việc với cường độ cao, thời gian làm việc căng thẳng, số lượng lớn với tỷ lệ nữ cao (chiếm 72 - 77%). Họ phải làm việc quần quật 8 tiếng đồng hồ một ngày, khi gấp rút còn phải 10-12 tiếng, với 25 – 26 ngày một tháng, nhưng một tháng chỉ 700 – 800 nghìn đồng, chỉ tương đương khoảng 45-50 USD/tháng, hay trên 1,5 USD/ngày, trong khi một lao động Việt Nam phải nuôi gần 2 người, tính theo đầu người còn thấp xa so với mức nghèo khổ của Ngân hàng Thế giới. Thêm vào đó, do tính đặc thù của công việc ( công nhân dệt phải đứng nhiều giờ liên tục) đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng tăng. Trong khi đó việc giải quyết các chế độ phúc lợi xã hội như nhà ở, bảo hiểm…chưa tốt. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất lao động của công nhân.
Về cơ cấu đào tạo ngành nghề, nguồn nhân lực của ngành Dệt – May hiện đang có sự mất cân đối. Các trường trong nước có chuyên ngành đào tạo công nghệ dệt may mỗi năm chỉ đáp ứng được 50-70 kỹ sư, 100-150 cao đẳng và
khoảng 2000 công nhân kỹ thuật, tuổi đời trung bình của số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khá cao, có nơi trên 40-45 tuổi, trong khi nhu cầu đến năm 2010 ngành cần khoảng 4 - 4,5 triệu lao động trẻ khoẻ để tiếp nhận công nghệ sản xuất hàng dệt may tiên tiến. Hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập trong trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam. Cụ thể là: cơ cấu giữa các loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đẳng và đại học tăng nhanh hơn nhiều so với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật; lao động có kỹ năng đang bị thiếu, trong vòng 8 năm từ 1989 – 1997, lực lượng chuyên môn có kỹ thuật chỉ tăng vẻn vẹn 2% và tỷ trọng lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm gần 90% lực lượng lao động xã hội. Trong ngành công nghiệp năm 1996, tỷ lệ lao động thiếu kỹ năng chiếm 67% và 33% là có tay nghề chưa thành thạo, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp và tỷ lệ học sinh trong các trường dạy nghề giảm; trình độ công nhân thấp, hiện nay vẫn còn khoảng 20% chưa phổ cập cấp II và 53% chưa phổ cập cấp III, công nhân không biết ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao (86% đối với tiếng Anh và 98% với các ngoại ngữ khác).
- Một đặc điểm nữa cho thấy sự thiếu hiệu quả trong sử dụng lao động ở ngành
DMVN đó là việc xảy ra tình trạng chuyển dịch lao động (trong đó có cả lao
động có tay nghề cao và cán bộ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm). Lương thấp khiến lao động giỏi "chạy" về các công ty trả lương cao, nhất là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho một số công ty, xí nghiệp may thiếu trầm trọng lao động có tay nghề. Theo số liệu thống kê, hàng năm có khoảng 6% cán bộ kỹ thuật, kỹ sư ngành dệt may chuyển sang các ngành khác. Trừ một số doanh nghiệp uy tín như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè thì có lẽ lao động dệt may chất lượng tốt nhất đang thuộc về phía các liên doanh. Công ty Vinatex, lương bình quân toàn tổng công ty đạt 1.359.000 đồng/tháng/lao động, là mức lương tương đối cao so với mức lương trung bình của ngành may. Nhưng Vinatex cũng mất nhiều lao động về phía các liên doanh. Một cán bộ của Vinatex cho biết, tổng công ty vẫn thiếu trầm trọng lao động giỏi, phải thuê các
chuyên gia nước ngoài sang đào tạo để bổ sung vào số thiếu hụt. Các doanh nghiệp quốc doanh vô hình chung trở thành nơi đào tạo không công cho các thành phần kinh tế khác. Đây cũng là bất hợp lý trong công tác đào tạo.
2. Trình độ kỹ thuật – công nghệ của máy móc, thiết bị
a. Về trang thiết bị máy móc
Về thiết bị kéo sợi: hiện tại có khoảng 1.500.000 cọc sợi, trong đó đầu tư mới khoảng 350.000 cọc sợi (15.000 rô to) sản xuất khoảng 150.000 tấn sợi/năm. Hiện nay, công nghệ kéo sợi còn lạc hậu, trình độ tự động hoá thấp, sản xuất ra chất lượng thấp. Công nghệ kéo sợi chải thô chiếm phần lớn, sản xuất các loại sợi chỉ số thấp.
Về thiết bị dệt thoi: Hiện tại có khoảng 15.500 máy dệt thoi các loại, sản xuất được khoảng 500 triệu mét vải/năm, 25.000 tấn khăn bông các loại. Công nghệ dệt đã có những chuyển biến mạnh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiết bị cũ.
Về thiết bị dệt kim: hiện tại cả nước có khoảng 1.290 máy dệt kim tròn và 250 máy dệt kim dọc, trong đó có 307 máy đầu tư giai đoạn trước năm 1985 với trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu. Những năm gần đây, nhiều thiết bị dệt kim được đầu tư mới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức v.v…nên đã đạt được năng suất, chất lượng cao.
Về thiết bị may: toàn ngành có khoảng 200.000 máy may các loại có thể sản xuất trên 500 triệu sản phẩm. Trong những năm 90, ngành may đã sử dụng rộng rãi máy may công nghiệp của CHLB Đức, Nga, sau đó liên tục đổi mới thiết bị bằng một số máy may công nghiệp của Nhật, Italia, Hàn Quốc, Đài Loan v.v… qua nhập khẩu và thông qua FDI vào Việt Nam. Nhiều thiết bị chuyên dụng như trang thiết bị điện tử dừng kim, lại mũi, cắt chỉ, hệ là hơi, hệ giặt mài đá, các máy thêu tự động nhiều đầu, dây chuyền may đồng bộ có nhiều máy chuyên
dùng may các loại như áo sơ mi, quần Jean, áo Jácket v.v…đã bước đầu sử dụng hệ thống máy vi tính trong khâu thiết kế, khâu cắt vải và sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. So với các doanh nghiệp may trong nước, doanh nghiệp may FDI có ưu thế hơn về công nghệ, trang thiết bị, khả năng sản xuất những sản phẩm cao cấp đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là quản lý tiết kiệm nguyên, vật liệu, giảm giá thành.
Mức tiêu hao năng lượng ở các doanh nghiệp Việt Nam cao gấp 2 lần mức trung bình của thế giới. Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được coi là khu vực công nghiệp tiên tiến của Việt Nam thì mức tiêu hao nguyên liệu cũng bằng 1,2 đến 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Do trình độ công nghệ thấp, trình độ và mức độ tiếp cận với công nghệ mới có hạn dẫn đến các doanh nghiệp e ngại với các phương thức kinh doanh hiện đại, hiệu quả mà chi phí