7. Lựa chọn địa điểm cuố
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU LẠC TINH CHẾ TỪ DẦU THÔ
1. Quy trình sản xuất:
Hình 4: Sơ đồ quy trình sản xuất dầu tinh luyện
2. Thuyết minh quy trình sản xuất dầu tinh luyện:
Tách tạp chất cơ học:
Dầu thô
Gia nhiệt (60-71oC) H2O 2%
Khuấy trộn (30 phút) Ly tâm
Làm nguội
Bã hấp thụ
Dầu đã thủy phân - Tiến hành:
+ Lắng: dùng thiết bị lắng nhiều khoang, có sử dụng nhiệt độ để giảm độ nhớt, tăng khả năng lắng cho các hạt tạp chất. Quá trình này tách được những hạt có kích thước lớn.
+ Lọc: lọc nóng ở 50-55oC để tách tạp chất không tan kích thước nhỏ, hạ nhiệt độ 20-25 oC để lọc nguội tách phức photpholipid.
- Mục đích: tách tạp chất dạng hạt phân tán, hạt rắn có trong dầu thô ban đầu làm dầu trở nên trong hơn, độ nhớt giảm.
Thủy hóa:
- Thực hiện:
+ Thủy hóa bằng nước: loại được photpholipid hydrat hóa, không loại được photpholipid không hydrat hóa. Do đó không phù hợp cho dầu có photpholipid không hydrat hóa cao như: dầu đậu nành, hướng dương
Hình 5: Sơ đồ quá trình Thủy hóa bằng nước
- Mục đích: Loại tạp chất có thể hydrat hóa thành dạng không hòa tan trong dầu như photpholipid, sáp, protein và một số phức chất khác qua các phản ứng thủy phân dầu trung tính để dễ tách ra khỏi dầu, làm giàu màu mùi, giảm độ sánh của dầu.
- Thực hiện: Phun đều dung dịch kiềm lên bề mặt dầu trung hòa và khuấy, nhiệt độ trung hòa từ 30-95 oC phụ thuộc từng loại dầu.
- Mục đích: Tách acid béo tự do trong dầu bằng phản ứng trung hòa thực hiện với bazo mạnh, hay muối của bazo mạnh:
NaOH+ RCOOH →RCOONa+ H2O
Rửa dầu:
- Thực hiện: Rửa lần đầu bằng đ NaCl 8-10% rồi rửa tiếp nước nóng để loại cặn xà phòng. Chú ý: Sau mỗi lần rửa để lắng 40-60 phút rồi tháo nước vào bể thu hồi dầu, dầu sót sẽ xử lý bằng H3PO4.
- Mục đích: loại hết xà phòng trong dầu sau quá trình trung hòa.
Sấy dầu:
- Thực hiện: thực hiện quá trình sấy dầu trong thiết bị tẩy màu.
- Mục đích: loại hết ẩm trong dầu đẻ không ảnh hưởng đến khả năng tẩy màu của các tác nhân hấp phụ màu trong quá trình tẩy màu.
Tách sáp:
- Thực hiện: kết tinh các hạt sáp ở nhiệt độ thấp, sau đó nâng nhiệt độ lên để tạo tinh thể sáp có kích thước lớn. Tinh thể sáp sau đó sẽ được loại khỏi dầu bằng phương pháp ly tâm.
- Mục đích: loại sáp để giúp dầu được trong khi bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Tẩy màu:
- Thực hiện: được thực hiện nhờ các tác nhân hấp phụ:
+ Đất tẩy trắng: thành phần đất sét có CaO, MgO, Al2O3 , SiO3,...nH2O, có khả năng trao đổi ion và hấp phụ.
+ Than hoạt tính: có khả năng tẩy màu cao nhưng sử dụng hạn chế vì lọc khó, chi phí cao, tổn thất dầu lớn.
+ Silicagel: có diện tích bề mặt lớn nên hấp phụ cao, tuy nhiên hạn chế với chất màu như carotenoid, chlorophyl.
- Mục đích: loại bỏ chất gây màu, hấp thụ thêm xà phòng còn sót và các ion kim loại, làm dầu trong và sáng.
Lọc dầu:
- Thực hiện: thường dùng máy lọc ép khung bản, áp suất bơm nén dầu vào máy 0.25-0.35 MPa, nhiệt độ đầu vào 55-60oC.
- Mục đích: loại bỏ tạp chất rắn ra khỏi dầu: chất hấp phụ và các tạp chất đã bị hấp phụ.
Khử mùi:
+ Dầu trong nồi khử mùi được gia nhiệt đến nhiệt độ 220 - 235 C bằng hơi dầu dowthern.
+ Hơi nước sục vào tẩy mùi cần bảo đảm các đặc tính sau:
+ Không có mùi vị lạ tránh không khí lọt vào làm ảnh hưởng độ chân không và gây ra những biến đổi về chất lượng dầu .
+ Hơi nước phải trung tính .
+ Phải là hơi quá nhiệt (230 - 2600C ) đảm bảo đủ nhiệt độ chưng cất. Nếu hơi có nhiệt độ quá thấp, sẽ ngưng tụ trong dầu làm cho dầu kém chất lượng. Thời gian khử mùi 120 phút. Dầu sau khi khử mùi được làm nguội xuống nhiệt độ 50- 55oC và đi chiết chai bảo quản.
- Mục đích:
Tách hợp chất có mùi ra khỏi dầu nhằm tăng tính cảm quan của dầu. Chất gây mùi có thể có sẵn trong nguyên liệu hoặc do công đoạn sản xuất trước đó mang vào như :mùi than, đất hoạt tính trong công đoạn tẩy màu. Hầu hết chúng tan trong dầu, ít tan hoặc không tan trong nước, khi chưng cất với nước chúng sẽ cuốn theo hơi nước ra ngoài. Giữa triglixerit và các phần tử hợp chất gây mùi có nhiệt độ sôi chênh lệch nhau. Để tách hợp chất mùi được tiến hành theo phương pháp chưng cất. Ở nhiệt độ cao dầu lạc có thể bị oxi hóa, bị thủy phân tạo thành các hợp chất gây mùi mới và dầu tự sẫm màu, khi chưng cất cần tiến hành ở nhiệt độ thấp trong thiết bị chân không . Trong sản xuất việc tạo độ chân không càng gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Vì vậy để tăng cường khả năng bốc hơi các chất mùi rút ngắn thời gian chưng cất. Để đảm bảo chất lượng dầu và hiệu quả kinh tế chỉ nên tạo áp suất chân không bằng thiết bị Tuy-e hơi nước.
Chiết chai:
Dầu tinh chế được rót vào các chai dung tích 500ml, 1000ml, 2000ml bằng máy chiết rót.
Bảo quản dầu:
- Dầu được đưa vào bảo quản trước khi đưa đi tiêu thụ, kho bảo quản dầu phải sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.
- Các chỉ tiêu của dầu lạc tinh chế: + Chỉ số axit 0.4 mg KOH
+ Độ ẩm và chất dễ bốc hơi ở 100 C 0.15% + Màu sắc: vàng sáng hoặc vàng xanh + Mùi vị: không có.
+ Độ trong của dầu sau khi lắng ở 20oC trong 24h trong suốt. + Nhiệt độ bùng cháy của dầu không thấp hơn 234oC.
CHƯƠNG 4