BÀI TÂÂP TỰ GIẢ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN-MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI TÍNH TOÁN TRONG DUNG DỊCH ĐƠN AXIT – ĐƠN BAZƠ (Trang 86)

Bài 5: [4] Cho 1 lít dung dịch axit axetic 0,1M, pKa = 4,75. Tính độ điện ly của axit axetic trong dung dịch này.

Cần phải thêm bao nhiêu mol axit axetic vào dung dịch để độ điện ly giảm đi một nửa (thể tích dung dịch không thay đổi). Tính pH khi đó. Câu hỏi như trên nếu axit được thêm là HCl.

Bài 6: [4] Dung dịch A là dung dịch CH3COOH 0,10M có pH = 2,9. Tính độ điện ly α của axit tại nồng độ đó.

Khi thêm nước vào dung dịch A để thể tích dung dịch tăng lên gấp đôi, pH của dung dịch là 3,05. Tính độ điện ly α’ của axit trong dung dịch sau khi pha loãng.

Khi đổ 50 ml dung dịch HCl 0,001M vào 50 ml dung dịch A, pH của dung dịch hỗn hợp là 3,0. Tính độ điện ly α’’ của axit trong dung dịch hỗn hợp đó.

So sánh các độ điện ly α, α’, α’’, phát biểu về sự chuyển dịch cân bằng điện ly của CH3COOH trong dung dịch.

V. BÀI TÂÂP TỰ GIẢI

Bài 7: [2] Tính số gam benzoat natri cần lấy để khi hòa tan vào 1 lit nước thì pH của dung dịch thu được bằng 7,50.

Bài 8: [4] Tính nồng độ % của dung dịch NaOH (d = 1,12 g/ml) để khi trộn 20,00 ml dung dịch này với 180,00 ml dung dịch HNO3 có pH 2,0 sẽ thu được hỗn hợp có pH = 13,5.

Bài 9:[2]Nồng độ ion H+ trong dung dịch HCOOH 0,1M sẽ lớn hơn hay bé hơn giá trị tính được có kể đến hiệu ứng lực ion? Ka = 10-3,75

Bài 10: [5] (Quốc tế lần thứ 32): Hòa tan 1g NH4Cl và 1g Ba(OH)2.8H2O vào 80ml nước. Pha loãng dung dịch thu được bằng nước đến 100ml tại 25oC.

a. Tính pH của dung dịch (pKa(NH4+) = 9,24)

Bài 11 [2]: Trộn 40 ml dung dịch HCl 2,5.10-2 M với V ml dung dịch CH3COOH 1,667.10-4 M thu được dung dịch có pH=2. Tính thể tích dung dịch CH3COOH cần lấy.

Bài 12: [4]

a/ Tính pH trong dung dịch chứa hỗn hợp HCOOH 0,010M và HCOONa 0,0010M.

b/ Tính pH trong dung dịch chứa hỗn hợp HCN 0,0010M và KCN 0,10M.

Biết pKa của HCOOH và HCN lần lượt là 3,75 và 9,35.

Bài 13: [2] pHcủa dung dịch HCl 0,1M và CH3COOH 0,01M sẽ lớn hơn hay bé hơn giá trị tính được có kể đến hiệu ứng lực ion?

Bài 14: [3] Thêm 0,03 ml dung dịch KOH 0,084M vào 100 ml dung dịch HCOOH 2,45.10-5M. Tính pH của dung dịch thu được (coi thể tích thay đổi không đánh kể). Biết pKa = 3,75

KẾT LUÂÂN

Tiểu luận đã tìm hiểu, lựa chọn và trình bày được những nội dung liên quan đến tính toán đơn axit – đơn bazơ cụ thể là: dung liên quan đến tính toán đơn axit – đơn bazơ cụ thể là:

+ Xây dựng hê ê thống công thức liên quan đến đơn axit – đơn bazơ. đơn bazơ.

+ Đưa ra và giải mô êt số bài tâ êp liên quan đến mỗi phần. + Đưa ra mô êt số bài tâ êp tự giải giúp các học viên luyê ên + Đưa ra mô êt số bài tâ êp tự giải giúp các học viên luyê ên tâ êp thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tinh Dung (1981), Hóa học phân tích, phần I. Lý

thuyết cơ sở (Cân bằng ion), NXBGD, Hà Nội.

[2] Nguyễn Tinh Dung, Đào Thị Phương Diệp (2011), Hóa học

phân tích, Câu hỏi và bài tập (Cân bằng ion trong dung dịch),

NXB ĐHSP.

[3] Ngô Văn Tứ (2011), Hóa học phân tích, NXB ĐH Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[4] Hồ Đình Sơn (2012), Xây dựng các dạng bài tâ âp phần cân bằng axit – bazơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở các

trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục,

Trường đại học Vinh.

[5] https://vi.scribd.com/fullscreen/148161143access_key=key- 1j7by411t1gin5obla4m

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN-MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI TÍNH TOÁN TRONG DUNG DỊCH ĐƠN AXIT – ĐƠN BAZƠ (Trang 86)