Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ.pdf_04 (Trang 28 - 32)

Tổng dư nợ theo thời hạn (2006 2008)

4.2.3.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Việc phân phối vốn tín dụng của ngân hàng bên cạnh mục đích là đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng muốn mở rộng ngành nào, thu hẹp ngành nào được đánh giá dựa vào mức dư nợ hàng năm có tăng trưởng hay không. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình dư nợ theo mỗi ngành kinh tế tại ngân hàng SHB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 như sau:

P

PhhâânnttíícchhttììnnhhhhììnnhhhhooạạttđđộộnnggttààiicchhíínnhhttạạiiNNHHTTMMCCPPSSHHBBcchhiinnhháánnhhCCầầnnTThhơơ

G

GVVHHDD::TT//ssVVõõTThhàànnhhDDaannhh 58 SSVVTTHH::HHuuỳỳnnhhHHữữuuTTrrọọnngg

Bảng 09: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế trong 3 năm (2006, 2007 và 2008)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 80.658 16,4 601.595 14,4 1.449.357 23,3 520.937 645,9 847.762 140,9 Thương nghiệp 412.326 83,6 1.380.593 33,0 2.549.205 40,9 968.267 234,8 1.168.612 84,6 Thủy sản 609.646 14,6 488.703 7,8 - - -120.943 -19,8 Xây dựng 1.534.769 36,7 1.404.539 22,6 - - -130.230 -8,5 Ngành khác 56.901 1,4 335.335 5,4 - - 278.434 489,3 Tổng 492.984 100,0 4.183.503 100,0 6.227.139 100,0 3.690.519 748,6 2.043.636 48,8

Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ của một số ngành qua các năm có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Cụ thể:

* Ngành nông lâm nghiệp: Dư nợ của ngành nông lâm nghiệp năm 2007 601.595 triệu đồng tăng 520.937 triệu đồng với tốc độ tăng 645,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ tiếp tục tăng 1.449.357 triệu đồng với tốc độ tăng 140,9% so với năm 2007. Ngoài số tiền dư nợ tăng lên qua các năm, thì tỷ trọng dư nợ của ngành nông nghiệp cũng tăng lên đáng kế tuy có giảm nhẹ ở năm 2007. Ở năm 2006 thì tỷ trọng của ngành là 16,4%, đến năm 2008 thì đã tăng lên 23,3%. Nhìn chung là do trong các năm qua chi nhánh ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội đã cố gắng gia tăng mức dư nợ cho ngành này, nhằm thực hiện tốt chủ trương của nhà nước ta là phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, ổn định sản xuất lâu dài để góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh nhà phát triển mạnh.

* Ngành thương nghiệp

Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cũng tăng qua 3 năm: năm 2007 dư nợ là 1.380.593 triệu đồng, tăng 968.267 triệu đồng 234,8% hay 234,8% so với năm 2006. Qua năm 2008, giá trị dư nợ tăng cao hơn, tăng 1.168.612 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ 84,6%. Nguyên nhân, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, doanh nghiệp cần nhiều vốn để cải tiến kỹ thuật, mua thêm nhiều thiết bị để nâng cao chất lượng kinh doanh nhưng vốn tự có không đủ để thực hiện nên họ không đủ để thực hiện nên họ phải cần đến nguồn vốn hổ trợ từ ngân hàng. Ta thấy số dư tiền của ngành thương nghiệp tăng cao sau các năm nhưng tỷ trọng của ngành thương nghiệp có sự giảm sút. Năm 2006 là 83,6%, năm 2007 là 33,0%, đến năm 2008 là 40,9% . Sự sụt giảm này chủ yếu là do ngân hàng có chính sách thay đổi cơ cấu tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng muốn đa dạng các loại hình nên giảm bớt tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngành thương nghiệp xuống, điều này giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng đồng thời vẫn có được nguồn thu ổn định.

* Ngành thủy sản

Năm 2007, dư nợ tín dụng của ngành là 609.646 triệu đồng chiếm 14,6% của tổng dư nợ tín dụng, đến năm 2008 thì giảm xuống còn 488.703 triệu đồng tương

Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ

GVHD: T/s Võ Thành Danh 60 SVTH: Huỳnh Hữu Trọng ứng chiếm tỷ trọng 7,8%, tức là giảm 120.943 triệu đồng tương ứng giảm 19,8% so với năm 2007. Điều này lý giải là do ngành thủy sản năm 2008 phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao, giá sản phẩm bán ra không tăng kịp, điều này làm cho người dân giảm nuôi trồng thủy sản, cầu vốn từ đó cũng giảm, khiến cho dự nợ và tỷ trọng ngành này đều giảm.

* Ngành xây dựng

Trong năm 2007, mức dư nợ của ngành này là 1.534.769 triệu đồng. Sang năm 2008 thì còn 1.404.539, như vậy năm 2008 đã giảm 130.230 triệu đồng tương ứng giảm 8,5% so với năm 2007. Nguyên nhân là trong năm 2008, ngành này gặp nhiều khó khăn, ngân hàng nhà nước cũng có nhiều chỉ thị nhằm hạn chế sự phát triển tín dụng của ngành này. Ta thấy dư nợ của ngành giảm khá ít nhưng tỷ trọng của ngành giảm khá nhiều, ở năm 2007 tỷ trọng dư nợ của ngành xây dựng ở mức 36,7% nhưng đến năm 2008 thì còn 22,6%, như vậy tỷ trọng giảm tới 14,5%, đây là mức giảm cao so với các ngành còn lại. Lý do là trong năm 2008, Ngân hàng đã hạn chế cấp thêm tín dụng cho ngành này; bên cạnh đó, thời hạn tín dụng của khách hàng trong ngành xây dựng ở năm 2007 chủ yếu là trung và dài hạn nên những khoản nợ này vẫn chưa đến hạn tất toán nợ. Chính vì vậy dư nợ giảm ít nhưng tỷ trọng dư nợ của ngành giảm nhiều như vậy.

* Ngành khác

Riêng đối với ngành khác, ta thấy được sự tăng trưởng mạnh từ năm 2007 sang năm 2008. Ta có, dư nợ của những ngành khác năm 2007 là 56.901 triệu đồng với tỷ trọng là 1,4%. Sang năm 2008 dư nợ tăng thêm 278.434 triệu đồng, tương đương tăng 489,3% so với năm 2007 và chiếm 5,4% trên tổng dư nợ. Ta thấy tỷ lệ tăng dư nợ như vậy là do tỷ lệ tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều cao. Nhóm khách hàng này có đặc điểm khác với những khách hàng đã phân tích ở trên, đa số họ có thu nhập ổn định nên Ngân hàng đã mạnh dạn tăng tỷ trọng dư nợ của ngành này lên vì rủi ro sẽ thấp hơn.

Tóm lại, tuy tình hình thị trường trong 3 năm qua có nhiều thay đổi, cơ cấu dư nợ của mỗi ngành tăng, giảm không ổn định nhưng vẫn góp phần vào sự tăng trưởng dư nợ chung của toàn ngân hàng, đảm bảo hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng

luôn đạt hiệu quả. Ngân hàng chủ trương mở rộng, tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng kiểm soát, phân loại nợ theo đúng qui định. Bổ sung đầy đủ hoàn thiện hồ sơ pháp lý, khắc phục các kiến nghị từ các đoàn kiểm tra của NHNN và Trung Ương, thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo giúp món vay được đảm bảo và ít rủi ro hơn. Đồng thời kiên quyết xử lý và hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ.pdf_04 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)