Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp VN.doc (Trang 28 - 36)

giày da của Việt Nam có giá thấp hơn. EU là thị trường lớn của Việt Nam. Việc áp thuế này gây khó khăn rất lớn cho Việt Nam. Ngành da giày trước kia chưa bị áp thuế có tới 80% doanh nghiệp xuất sản phẩm sang thị trường EU, hiện chỉ còn 30%.

(http//www.champhay.com/kéo-dài-thời-hạn-áp-thuế-chống-bán-phá-giá-đối-với-giày-da-vn)

d) Các vụ kiện khác.

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG… PHÒNG VỆ

Vụ Vinafood II (năm 1995) không thể thực hiện được việc giao gạo cho một đối tác phương Tây vì “phải thực hiện chỉ thị của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền”, dẫn đến phải đền bù 5 triệu USD theo phán quyết trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC).

(Trích: báo nông thôn ngày nay - Số 243 (1.879) ra Thứ Tư 06.12.2006)

III – Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp Việt Nam Nam

1. Hoàn thiện hành lang pháp lí, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho xuất khẩu. Rà soát lại hệ thống, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, trước hết là các luật như: Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài để có thể bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước khi giao thương với nước ngoài. Xây dựng hệ thống luật pháp minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế là giải pháp quan trọng để tránh rủi ro pháp lí cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, một yêu cầu khác cũng quan trọng để phòng tránh những rủi ro trong hoạt động thương mại là việc nâng cao tinh thần tôn trọng luật pháp của doanh nghiệp Việt Nam.

2. Thay đổi phương thức quản lí nhập khẩu. Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế hợp lệ như hàng rào kỹ thuật, thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, khắc phục những bất hợp lí trong chính sách bảo hộ, cân đối lại

28 2000 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 0,09% euro/chiếc . 5 2001 Canad a Tỏi Đánh thuế chống bán phá giá, mức 1,48 đôla Canada/kg 6 2002 Canad a Đế giày Đang điều tra

Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 đối tượng bảo hộ theo hướng chủ trọng bảo hộ nông sản. Bằng cách lập nên các hàng rào kỹ thuật (Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa...), luật thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp ..để doanh nghiệp trong nước có thể tự bảo vệ mình trên thị trường quốc tế và có thể kiện các doanh nghiệp nước ngoài nếu họ vi phạm luật. Song song với việc thiết lập hàng rào kỹ thuật bảo vệ mình, ta cần phải san bằng cách khoảng cách của “chuẩn” Việt Nam và “chuẩn” quốc tế trong các quy định kỹ thuật. Ví dụ như nước tương, tiêu chuẩn về hàm lượng 3-MCPD của EU thấp hơn 50 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam, do đó nước tương Việt Nam cứ bị đưa vào danh sách các loại nước tương không đạt chuẩn 3-MCPD và bị công bố rộng rãi trên mạng internet. 3. Nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng thông qua việc tăng

cường nguồn nhân lực có trình độ cao về pháp luật quốc tế và kinh doanh quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các Hiệp hội tham gia vào các tổ chức hoặc Hiệp hội ngành hàng quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực thu thập và xử lí thông tin giúp các doanh nghiệp biết được cần phải vượt qua các rào cản gì, biện pháp khắc phục và đối phó ... phát huy hơn nữa vai trò điều hoà sản xuất và xuất khẩu, giá cả và chất lượng sản phẩm để hạn chế nguy cơ gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá như vừa qua và hiện nay.

Tăng cường thông tin về pháp luật và chính sách thương mại của các nước để có thể chủ động đối phó với những thay đổi chính sách của các nước một cách hiệu quả. Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về “chống bán phá giá” do xu hướng các nước nhập khẩu sử dụng luật này như là một rào cản thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ ngày càng gia tăng.

Xây dựng hệ thống thông tin về các quốc gia (luật pháp, thị trường), thu thập cập nhật thông tin, diễn biến mặt hàng bị kiện hoặc áp thuế bán phá giá ở các quốc gia…

Tăng cường đẩy mạnh công tác chống gian lận thương mại, quản lý và rà soát chặt chẽ liên quan đến việc cấp C/O.

2002 EU Bật lửa ga Đang điều tra 8 2002 Mỹ Cá da trơn Đang chuẩn bị điều tra

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật kế toán, kiểm toán Việt Nam liên quan đế vấn đề tài chính.

Cơ quan Hải quan cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ và phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc chống chuyển tải hàng hóa nhằm gian lận thương mại…

DN cần xây dựng quy trình làm việc theo chuẩn mực và không để xảy ra tình trạng vụ kiện xảy ra thì mới xử lý…

Tăng cường và thúc đẩy công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chống bán phá giá. 4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng luật sư, nâng cao kỹ năng giải quyết tranh

chấp thương mại cho đội ngũ này.

 Trước hết là kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng: trong mỗi cuộc đàm phán, các bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng bằng cách từ chối hay chấp nhận, chỉnh sửa hoặc đề nghị, vì vậy trước khi đàm phán cần chuẩn bị thật tốt như thu thập thông tin, xác định đối tác, thẩm định các thông tin để loại trừ đối tác đưa ra các thông tin giả, phân tích SWOT. Sau đó, kỹ năng soạn thảo hợp đồng là điều hết sức quan trọng, cần chú ý các nội dung, điều khoản tiêu chuẩn, hình thức hợp đồng như ngôn ngữ, hiệu lực hợp đồng, luật áp dụng giải quyết tranh chấp .. tất cả phải thật cụ thể và rõ ràng.

 Vai trò của luật sư trong tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương pháp trọng tài: Xu hướng hiện nay trong việc giải quyết tranh chấp thương mại là sử dụng phương pháp trọng tài. Đây là phương thức giải quyết có tính chất riêng tư, thủ tục mềm dẻo và linh hoạt, thời gian nhanh, tính bảo mật cao, nguyên tắc áp dụng linh động theo thoả thuận, giải quyết một lần. Vì vậy, vai trò của luật sư với việc lập thoả thuận trọng tài là rất quan trọng: lựa chọn hình thức trọng tài thích hợp, số lượng trọng tài viên, ngôn ngữ trọng tài, nơi tiến hành, luật áp dụng và thẩm quyền của trọng tài.

5. Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện việc đăng kí quốc tế nhãn hiệu để tránh các trường hợp bị tước đoạt thương hiệu dẫn đến tốn kém chi phí, công sức cho quá trình kiện tụng, đồng thời làm giảm uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp.

Tóm lại: Để tránh cho các doanh nghiệp trong nước phải chịu những thua thiệt khi gặp

phải các vụ kiện, tranh chấp thương mại quốc tế, chúng ta cần phải xây dựng các hệ thống các quy định, luật kinh doanh minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời tuyên truyền ý thức tuân thủ pháp luật, sử dụng tư vấn luật của các luật sư khi thực hiện giao thương quốc tế để tránh vấp phải những sai lầm do thiếu hiểu biết luật dẫn đến các tranh chấp mà thường thua thiệt thuộc về các doanh nghiệp của ta.

Ngoài ra, thực hiện bồi dưỡng lực lượng luật sư có kỹ năng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng, phát huy hơn nữa vai trò điều hoà sản xuất và xuất khẩu, giá cả và chất lượng sản phẩm để có thể tối thiểu hoá thiệt hại của các doanh nghiệp mỗi khi có kiện tụng xảy ra.

Hơn nữa, việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật, thiết lập hành lang pháp lí chặt chẽ cùng với sự hiểu biết luật sâu, các doanh nghiệp của ta cũng phải bắt đầu làm quen với việc học kiện và thực hiện kiện các đối tác nước ngoài nếu họ vi phạm những điều luật khi kinh doanh ở Việt Nam.

HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT ĐỂ TRÁNH RỦI RO TRONG GIAO THƯƠNG

Cập nhật lúc 10:01, Thứ Tư, 06/12/2006 (GMT+7)

Hạn chế rủi ro: trước hết DN phải tự lo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo các luật sư, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thương mại quốc tế đối với DN Việt Nam như chưa có thói quen tuân thủ pháp luật và coi nhẹ yếu tố pháp lý trong kinh doanh; do không hiểu biết về pháp luật nước ngoài và thông lệ quốc tế; chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý và tư vấn của luật sư; không có sự chuẩn bị kỹ càng hoặc thiếu kinh nghiệm trong thương thảo hợp đồng; lựa chọn đối tác không có năng lực và tư cách pháp lý mà DN Việt Nam lại không hiểu biết và không có điều kiện kiểm tra...

Theo ông Nguyễn Văn Du thì rủi ro pháp lý là một phần của hoạt động thương mại. Hay nói cách khác hoạt động trong nó đã chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn mà không có cách gì loại trừ hoàn toàn được. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động

tiêu cực của nó lại là điều có thể làm được và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của DN và sự trợ giúp hữu hiệu của Nhà nước.

Luật sư Quách Mạnh Hồng - Văn phòng Luật Ledaco cho rằng, hội nhập ngày càng sâu rộng thì các rủi ro pháp lý sẽ gia tăng. DN Việt Nam cần phải tỉnh táo hơn trong các giao dịch thương mại quốc tế. Trước hết, không ai khác ngoài chính bản thân DN phải tự ý thức được rủi ro và từ đó có biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả.

Với quan điểm đó, Luật sư Đỗ Trọng Hải cho rằng, giải pháp quan trọng để phòng tránh rủi ro pháp lý cho DN trong quá trình hội nhập chính là việc xây dựng hệ thống luật pháp minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này là tất yếu, khi gia nhập WTO, mỗi DN Việt Nam trở thành một tổ chức kinh doanh trong môi trường pháp lý toàn cầu và buộc phải hoạt động theo môi trường pháp lý quốc tế. Bên cạnh đó, việc nâng cao tinh thần tôn trọng pháp luật của DN Việt Nam cũng là một yêu cầu quan trọng để phòng tránh những rủi ro trong hoạt động thương mại.

Trong môi trường thương mại toàn cầu, việc nâng cao hiểu biết của các DN Việt Nam và pháp luật trong nước và quốc tế là một tất yếu. Không còn cách nào khác, DN phải tự trang bị cho mình những hiểu biết trước khi bước ra làm ăn với nước ngoài. Các DN cũng cần có thói quen sử dụng tư vấn của luật sự trong các quan hệ thương mại nhất là quan hệ có yếu tố nước ngoài. Đây là điều cần thiết, dù có thể tiêu tốn 1 ít chi phí nhưng lại ngăn chặn những rủi ro gây thiệt hại lớn về vật chất và uy tín.

(Phước Hà - http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/12/641074/)

ĐỪNG ĐỂ NƯỚC TỚI CHÂN MỚI NHẢY !

(TBKTSG) - Theo thống kê cuối năm 2008 thì các công ty tư vấn luật đứng đầu danh sách các doanh nghiệp trả thưởng cho nhân viên cao nhất. Từ giữa năm 2008 đến nay, trong khi phần lớn các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng thì các văn phòng luật sư lại rất bận rộn.

Thông thường vào thời điểm kinh tế nhạy cảm (dù là lạm phát cao hay suy thoái), các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, vì thế tình trạng tranh chấp có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp càng gia tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam số lượng luật sư còn quá ít không thể đáp ứng nhu cầu (cả nước chỉ có khoảng 5.000 luật sư cho hơn 80 triệu dân và hơn 500.000 doanh nghiệp!).

Do đó, các luật sư hiện nay chủ yếu tham gia tư vấn cho doanh nghiệp khi có vấn đề phát sinh nhiều hơn là tham gia tư vấn xây dựng quy trình hoạt động tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Hơn nữa, chính bản thân các doanh nghiệp Việt Nam thường ít quan tâm đến việc nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng vào hoạt động thực tiễn, giảm thiểu rủi ro.

Tại Mỹ thì hầu như 100% doanh nghiệp đều có thuê luật sư tư vấn, và không ít các công ty có phòng pháp chế thuộc doanh nghiệp. Tại Việt Nam, qua khảo sát ngẫu nhiên 200 doanh nghiệp từ Bắc chí Nam hoạt động trong các lĩnh vực điển hình, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần chi phối và các tổng công ty nhà nước có thành lập phòng pháp chế.

Với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần... có 7,5% các doanh nghiệp được hỏi ở phía bắc, 5% các doanh nghiệp được hỏi ở phía nam là có ký hợp đồng tư vấn luật thường xuyên với văn phòng luật sư, theo đó luật sư tham gia soạn thảo các quy định và các mẫu hợp đồng cho công ty.

Chủ doanh nghiệp của khoảng 20% các doanh nghiệp được hỏi ở phía bắc và 25% các doanh nghiệp được hỏi ở phía nam có quan tâm và tự tìm hiểu các pháp luật liên quan trong quá trình xây dựng doanh nghiệp.

Còn lại (khoảng 65-70%) các doanh nghiệp liên hệ với văn phòng luật sư chỉ để tra cứu văn bản pháp luật khi cần thiết, và các doanh nghiệp này chỉ hợp đồng thuê luật sư tham gia tố tụng khi có vụ việc. Các chủ doanh nghiệp này thậm chí không hề có bất kỳ quyển sách luật nào trong tủ sách của doanh nghiệp!

Chính do điều này mà khi có xảy ra tranh chấp thương mại, đầu tư hay lao động... các luật sư chỉ có thể tham gia sau khi “việc đã rồi”, luật sư có giỏi mấy cũng khó cứu doanh nghiệp thoát khỏi thiệt hại nếu việc đã sai từ khâu triển khai. Kết quả khảo sát này có thể làm “giật mình” các nhà hành pháp và tư pháp!

Các chủ doanh nghiệp thường chủ quan, cho rằng việc “vô phúc đáo tụng đình” sẽ hiếm khi hoặc sẽ không xảy ra đối với doanh nghiệp của mình, vì vậy đa số ít quan tâm đến việc tìm hiểu luật. Đây chính là “con thiên nga đen” nguy hiểm, vì một khi sự vụ xảy ra, do không được dự liệu trước nên hậu quả mà nó mang đến sẽ khôn lường!

Khi tình hình kinh doanh khó khăn, tình trạng nợ khó đòi gia tăng, các tranh chấp lao động và tranh chấp phát sinh trong nội bộ hội đồng quản trị doanh nghiệp, hội đồng thành viên ngày càng nhiều. Nếu không có điều kiện thành lập phòng pháp chế, các chủ doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến việc tìm hiểu pháp luật để vận dụng vào hoạt động của doanh nghiệp. Để tránh rủi ro cho chính mình, các doanh nghiệp không nên để “nước đến chân mới nhảy”!

Ngay cả một người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều phải có bằng lái xe và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm Luật Giao thông của mình. Quyết định của doanh nghiệp thường có liên quan đến số đông người bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác, và trong một số trường hợp, đến cả xã hội, như vậy trách nhiệm lèo lái một doanh nghiệp tất nhiên phải nặng nề hơn người lái xe.

Vì vậy việc chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu về các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật sẽ vừa giúp được mình, vừa giúp được người. Bản thân doanh nghiệp đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng, tranh chấp lao động... Như vậy, số lượng vụ việc phải giải quyết bằng tố tụng tại tòa án sẽ không phải tăng lên tỷ lệ thuận với mức tăng số lượng doanh nghiệp, tòa án sẽ tránh được tình trạng bị quá tải và chất lượng tố

Một phần của tài liệu Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp VN.doc (Trang 28 - 36)