Thị trường tiền tệ Trung Quốc dưới sự tổ chức điều hành của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệ và kinh nghiệm các nước (Trang 29)

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiến hànhcác nghiệp vụ thị trường chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở và điều chỉnh dự trữ bắt buộc.

- Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc:

Tháng 11/2009 CPI Trung quốc tăng 0,6%, tháng 12 năm 2009 tăng 1,9%. Vốn nóng từ nước ngoài vào Trung quốc tăng mạnh, bong bóng tài sản nhất là bất động sản và chứng khoán đang hình thành, đe doạ sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Để đối phó với tình hình diễn biến phức tạp, gần đây Trung quốc đã sử dụng các biện pháp can thiệp mang tính chất định lượng như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng nhân dân tệ và điều chỉnh lãi suất tín phiếu ngân hàng để hạn chế khối lượng tiền cung ứng và tình trạng tín dụng quá nóng.

Ngày 18/01/2010, Ngân hàng nhân dân Trung quốc quyết định điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi nhân dân tệ thêm 0,5% . Nếu căn cứ tổng số dư tiền gửi nhân dân tệ cuối tháng 12 năm 2009 là 59.770 tỷ, việc điều chỉnh lần này sẽ làm cho nguồn vốn bị đóng băng gần 300 tỷ nhân dân tệ. Theo tin từ mạng kinh tế Trung quốc ngày 28/01/2010 cho biết, từ ngày 26/01/2010 Ngân hàng nhân dân Trung quốc yêu cầu 4 ngân hàng ( Ngân hàng công thương, Ngân hàng Trung quốc, Ngân hàng tín thác Trung quốc và Ngân hàng Quang đại) điều chỉnh bổ sung tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi thêm 0,5%; đây là 4 ngân hàng đã cho vay bất động sản lớn nhất trong thời gian gần đây.

- Sử dụng lãi suất tín phiếu NHTƯ:

ngân hàng loại kỳ hạn 1 năm lên 1,9264%, với số lượng phát hành là 24 tỷ nhân dân tệ.

Trước năm 2003 thị trường mở chi tập trung vào các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chinh phủ, tin phiêu kho bạc. Nhưng trái phiêu chinh phủ không đa dạng còn tìn phiếu kho bạc số lượng rất ít nên tháng 4 năm 2003 ngân hàgn Nhân dân Trung hoa đã phất hành tín phiêu ngân hàng trung ương. Từ đây, tín phiếu ngân hàng trung ương trở thành công cụ mới cho nghiệp vụ thị trường mở. Lượng phất hành loại GTCG này đã tăng lên nhanh chóng đạt 3652 tỷ yuan năm 2006, tăng xấp xỉ 30% so với năm 2005 là 2746 tỷ yaun.

3.1.2. Thị trường tiền tệ Singapore dưới sự tổ chức điều hành của NHTW Singgapore

Thị trường tiền tệ singapore rất phát triển, nó cũng bao gồm các chủ thể tham gia là ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính phi ngân hàng , nhà môi giới và các chủ thể kinh tế phi ngân hàng. Trong đó NHTW sử dụng các công cụ để điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia, công cụ đươc NHTW sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất là công cụ nghiệp vụ thị trường mở.

Ngân hàng trung ương Singapore thực hiện chính sách tiền tệ thông qua quản lí dự trữ và tổ chức đấu thầu, phát hành thanh toán tín, trái phiếu chính phủ nhằm phát triển dịch vụ tài chính. NHTW quản lí CSTT thông qua quản lí hối đoái bằng cách mua hoặc bán đồng Đô la Singapore lấy các đồng tiền khác tạo tính thanh khoản TTTT bằng cách bơm hay rút tiền vào TTTT.

NHTW không phải là người cho vay cuối cùng vì vậy các ngân hàng không nằm trong 10 đơn vị được chọn giao dịch tự vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên do quản lý dự trữ bắt buộc nên ngân hàng trung ương có cho vay thanh toán bù trừ để đảm bảo tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Các ngân hàng khi vay mượn qua 10 ngân hàng được NHTW chọn phải có tài sản thế chấp bằng tín phiếu, trái phiếu chính phủ. NHTW cũng áp dụng quy chế phạt khi không đảm bảo dự trữ bắt buộc.

NHTW không thể cố định đồng thời lãi suất và tỉ giá nên NHTW lựa chọn điều hành CSTT thông qua công cụ tỉ gái hối đoái và hoàn toàn tự do hóa lãi suất vì mục đích hoạt động thương mại, doanh số xuất gấp 3 lần GDP, đồng thời cũng rất mở cửa cho các luồng vốn ra vào Singapore.

Ngân sách của Singapore không bị thâm hụt mà trái lại luôn thặng dư nhưng chính phủ vẫn thông qua ngân hàng trung ương Singapore phát hành tín, trái phiếu chính phủ đồng thời còn cử các đoàn đi vận động bán trái phiếu chính phủ tại các nước phát triển như mỹ và anh nhằm tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu Singapore được duy trì và phát triển. Cũng trên cơ sở này các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương Singapore được phát triển trong đó có hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.

Ngân hàng trung ương chỉ chọn 10 ngân hàng có uy tín và chỉ giao dịch bơm hay rút tiền trên thị trường tệ thông qua 10 ngân hàng được chọn. Điều kiện để được lựa chọn gồm:

+Xếp hạng tín dụng cao

+Giới hạn giao dịch (Điều kiện tài chính tốt , có thể tổ chức phát triển thị trường thứ cấp tốt với khả năng vốn lớn, tính thanh khoản cao).

Trong tổng số 10 đơn vị được chọn có khoảng 5 đơn vị trong nước (DBS, OUB, UOB, OCDC, và KEPPEL BANK) và 5 đơn vị nước ngoài ( bank of America , citybank, standard chartered bank, ,HSBC, CHASE).

Ngân hàng trung ương can thiệp trên thị trường ngoại hối căn cứ vào tỉ giá bình quân của rổ tiền, không công bó biên độ nhưng các giao dịch được thực hiện theo kiểu thả nổi tỉ giá có điều chỉnh.

1, Mua bán Đôla Singapore lấy USD 2,Swaps hối đoái hay swaps đảo ngược

3, Cho vay hoặc vay trực tiếp với các ngân hàng 4, Mua bán hẳn tín,trái phiếu chính phủ

5, Mua bán có kì hạn (repo) hoặc bán mua đảo ngược

 PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CÁC CÔNG CỤ TRÊN TTTT

Trong các công cụ trên thì mua bán có kì hạn(repo) hoặc bán mua đảo ngược được sử dụng thường xuyên và chiếm tỉ trọng lớn , tiếp đến là mua bán đôla singapore lấy USD. Việc giao dịch các công cụ trên được thực hiện một cách bình thường.Ta sẽ đi vào nghiên cứu phương thức giao dịch trái phiếu chính phủ:

- Mua bán hẳn tín,trái phiếu chính phủ

Ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ tổ chức Đấu thầu, phát hành và thanh toán tín, trái phiếu chính phủ Singapore

- Tín phiếu chính phủ: có thời hạn dưới 1 năm và là loại chiết khấu . Tín phiếu có các loại kí hạn 3 tháng phát hành hàng tuần , kì hạn 1 năm phát hành 2 lần trong năm

- Trái phiếu chính phủ : có thời hạn 2-5 năm , 5 năm , 7 năm. Trái phiếu chính phủ phát hành với COUPON trả lãi định kì 6 tháng 1 lần.

Bộ tài chính trình chính phủ phê duyệt tổng số phát hành tín, trái phiếu chính phủ trong năm và lập kế hoạch phát hành (thời gian, thời hạn cụ thể). Ngân hàng nhà nước quyết định khối lượng từng lần phát hành trong tổng số được bộ tài chính đề nghị phát hành .Trường hợp nếu vượt dự kiến phát hành NHTW phải báo cáo với bộ tài chính để được bộ tài chính chấp nhận.

3.1.3. Thị trường tiền tệ Mỹ dưới sự tổ chức điều hành của Cục dữ trữ Liên Bang Hoa Kì

Thi trường tiền tệ Mỹ là thị trường phát triển nhất, hoàn thiện nhất và lớn nhất thế giới. Đặc biệt là thị trường tín phiếu kho bạc (với tổng giá trị giao dịch 406,6 tỷ USD vào cuối tháng 9 năm 1998) là thị trường rất hiệu quả, khả năng thanh toán ổn định với hệ thống thanh toán tiên tiến và có nhiều đối tượng tham gia. bên cạnh đó thị trường các chứng phiếu khác cũng rất phát triển nhất là thị trường sơ cấp trong đó dư nợ kì phiếu công ty là: 506,8 tỷ USD, chứng chỉ tiền gửi: 395,8 tỷ USD, phiếu chấp nhận ngân hàng là 64 tỷ USD. Cộng với thị trường liên ngân hàng và các họp đồng mua lại, số dự nợ trên thị trường tiền tệ mỹ là 1551,3 tỷ USD tương đương 29% tổng tài sản quốc dân danh nghĩa của Mỹ. riêng thị trường mở với các giao dịch có thể chiếm phần lớn trong thị trường tiền tệ (89%) trong đó thị trường mua lại là các nghiệp vụ chủ yếu của FED.

Phương thức giao dịch :

Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.

Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.

Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng "lãi suất quỹ vốn tại Fed". Đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị

trường quyết định chứ Fed không ép buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường.

Cục dự trữ liên bang còn ấn định tỷ lệ chiết khấu – lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ Fed. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại Fed từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của Fed. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ Fed mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay.

Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi suất ưu đãi, là tỷ lệ thường cao hơn 3% so với "lãi suất quỹ vốn tại Fed". Lãi suất ưu đãi là tỷ lệ mà các ngân hàng tính lãi đối với khoản vay của những khách hàng tin cậy nhất.

Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn.

Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh “lãi suất quỹ vốn tại Fed” mỗi lần ở mức 0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 Đến giữa năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25% xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế. Tháng 11 năm 2002, lãi suất do Fed Điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát. Ngày 25/03/2003, "lãi suất quỹ vốn tại FED" tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 07 năm 1958 – 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006.

Có thể, Fed cũng đã nỗ lực các hoạt động mua bán trên thị trường nhằm thay đổi tỷ lệ cho vay dài hạn, tuy nhiên năng lực của nó yếu hơn rất nhiều các định chế tài chính tư nhân.

- Ưu Điểm :

+ Hàng hóa trên thị trường tiền tệ được sử dụng linh hoạt , đa dạng và phần lớn là những công cụ ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu công ty….Đều là những loại công cụ có tính thanh khoản cao và được giao dịch với khối lượng lớn.

- Nhược Điểm:

+ Thị trường tiền tệ của mỹ rất nhạy cảm đối với các biến động về chính trị .

3.2. Bài học cho Việt Nam

Để tăng cường phạm vi, hiệu quả điều tiết và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn ngân hàng trung ương đã đưa ra một số biện pháp để nâng cao vai trò của mình như:

- Tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại.Khi cấp một khoản tín dụng cho ngân hàng thương mại,ngân hàng trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho ngân hàng thượng mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động,nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán(cho vay) của các ngân hàng thương mại.

- Nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động ngân hàng trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

- Lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất.Nó là 1 công cụ rất lợi hại.Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín

- Hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của ngân hàng trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Ngoài ra, NHTW cần củng cố bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng như:

- Chú trọng quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro.

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh theo yêu cầu hội nhập quốc tế và hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển mạnh hơn các tiện ích ngân hàng, thay đổi mạnh cơ cấu kinh doanh;

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng để có đội ngũ cán bộ kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Slide bài giảng môn thị trường tiền tệ - Học viện Ngân hàng - Giáo trình ngân hàng trung ương – Học viện Ngân hàng - Báo tầm nhìn.net, tinmoi.vn, doimoi.org

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NHTW TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ...4

1.1. Ảnh hưởng của cung ứng tiền đến thị trường tiền tệ...5

1.2. Phương thức điều tiết thị trường tiền tệ bằng cung ứng tiền của ngân hàng trung ương...7

1.2.1. Lãi suất...8

1.2.2. Dự trữ:...9

1.3. Các công cụ điều tiết thị trường tiền tệ...10

1.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở...10

1.3.2. Lãi suất cho vay chiết khấu...11

1.3.3. Dự trữ bắt buộc...11

1.3.4. Chính sách tiền mặt...12

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012...13

2.1. Diễn biến thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của NHNN VN...13

2.1.1. Nâng cao tính hiệu quả của công cụ lãi suất (đặc biệt là lãi suất tái cấp vốn,

Một phần của tài liệu Vai trò của ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệ và kinh nghiệm các nước (Trang 29)