Tổng quan định tuyến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH TUYẾN MẠNG CẢM BIẾN ZIGBEE TRONG THUẬT TOÁN TỐI ƯU NĂNG LƯỢNG (Trang 25)

2.1.1. Khái niệm

Trong ngành mạng máy tính, định tuyến (tiếng Anh: routing hay routeing) là quá trình chọn lựa các đƣờng đi trên một mạng máy tính để gửi dữ liệu qua đó. Việc định tuyến đƣợc thực hiện cho nhiều loại mạng, trong đó có mạng điện thoại, liên mạng, Internet, mạng giao thông.

Định tuyến chỉ ra hƣớng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) đƣợc đánh địa chỉ từ điểm nguồn của chúng, hƣớng đến đích cuối thông qua các node trung gian; thiết bị phần cứng chuyên dùng đƣợc gọi là router (bộ định tuyến). Tiến trình định tuyến thƣờng chỉ hƣớng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa những lộ trình tốt nhất đến các đích khác nhau trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, đƣợc tổ chức trong bộ nhớ của router, trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả.

Các mạng nhỏ có thể có các bảng định tuyến đƣợc cấu hình thủ công, còn những mạng lớn hơn có topo mạng phức tạp và thay đổi liên tục thì xây dựng thủ công các bảng định tuyến là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết mạng điện thoại chuyển mạch chung (public switched telephone network - PSTN) sử dụng bảng định tuyến đƣợc tính toán trƣớc, với những tuyến dự trữ nếu các lộ trình trực tiếp đều bị nghẽn. Định tuyến động (dynamic routing) cố gắng giải quyết vấn đề này bằng việc xây dựng bảng định tuyến một cách tự động, dựa vào những thông tin đƣợc giao thức định tuyến cung cấp, và cho phép mạng hành động gần nhƣ tự trị trong việc ngăn chặn mạng bị lỗi và nghẽn.

Định tuyến động chiếm ƣu thế trên Internet. Tuy nhiên, việc cấu hình các giao thức định tuyến động thƣờng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cho nên tốt nhất vẫn là nên kết hợp giữa định tuyến thủ công và tự động.

Những mạng trong đó thông tin đƣợc vận chuyển, ví dụ nhƣ Internet, chia dữ liệu thành các gói, rồi dán nhãn với các đích đến cụ thể và mỗi gói đƣợc lập lộ trình riêng biệt. Các mạng xoay vòng, nhƣ mạng điện thoại, thực hiện định tuyến để tìm đƣờng cho các vòng (ví dụ nhƣ cuộc gọi điện thoại) để chúng có thể gửi lƣợng dữ liệu lớn mà không phải tiếp tục lặp lại địa chỉ đích.

Định tuyến IP truyền thống vẫn còn tƣơng đối đơn giản vì nó dùng cách định tuyến đến bƣớc kế tiếp (next-hop routing), router chỉ xem xét nó sẽ gửi gói thông tin đến đâu, và không quan tâm đƣờng đi sau đó của gói trên những bƣớc truyền còn lại. Tuy nhiên, những chiến lƣợc định tuyến phức tạp hơn có thể đƣợc dùng, và thƣờng đƣợc dùng trong những hệ thống nhƣ MPLS, ATM hay Frame Relay, những hệ thống này đôi khi đƣợc sử dụng nhƣ công nghệ bên dƣới để hỗ trợ cho mạng IP.

Các kiểu định tuyến bao gồm:

- Anycast : Cho phép định tuyến từ một node tới một node

Hình 2.1: Định tuyến Anycast - 1

Hình 2.2 : Định tuyến Anycast – 2

- Broadcast : Định tuyến từ 1 node tới tất cả các node

- Multicast : Định tuyến từ 1 node tới nhiều node

Hình 2.4: Định tuyếnMulticast

- Unicast :Định tuyến từ một node tới một node

Hình 2.5: Định tuyến Unicast

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH TUYẾN MẠNG CẢM BIẾN ZIGBEE TRONG THUẬT TOÁN TỐI ƯU NĂNG LƯỢNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)