2.Các giải pháp tham gia hội nhập kinh tế thương mại khu vực Asean

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế thương mại Asean – Việt Nam.docx (Trang 28 - 30)

2.1. Đối với nhà nước

Việt Nam cần thực hiện tốt cải cách. Để làm được điều này bên cạnh việc thực hiện đúng, đủ và tích cực các cam kết, về phía Chính phủ cần tập trung hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí giao dịch kinh doanh thông qua cắt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất.

Đặc biệt cần tăng cường hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ như giao thông vận tại, điện lực, viễn thông và tài chính ngân hàng để toàn bộ nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.

2.2. Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng quan hệ đối tác với các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới, trên nguyên tắc yếu-mạnh bổ sung cho nhau, trước hết trên 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham gia định hình một AEC hướng tới như một “thực thể kinh tế khu vực thống nhất” chứ không chỉ dừng lại như một AFTA mở rộng.

Theo đó, cần xây dựng một khung khổ cam kết thương mại hàng hoá và dịch vụ tự do lưu chuyển hơn nữa thông qua đàm phán đi đến loại bỏ các biện pháp phi thuế quan.

Một khung khổ đầu tư mở và tự do đối với lưu chuyển dòng vốn thông qua cải cách các quy định điều tiết thị trường theo hướng minh bạch hơn, dự đoán được và có hiệu lực hơn. Một chính sách thuế quan chung với bên ngoài để thị trường không bị phân mảng.

Một mạng lưới cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) xuyên ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để phát triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin, giao dịch an toàn giữa các thành viên và với thế giới.

Kết luận

ASEAN là thị trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cũng như các hiệp hội các quốc gia trên thê giới quan tâm. ASEAN đã có những bạn hang quen thuộc như EU, trung quốc , mỹ , nhật bản , giúp cho ASEAN có cơ hội và thách thức mới trong môi trường kinh doanh. Các nước ASEAN hướng tới việc đẩy mạnh hợp tác để phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của các nước ASEAN, giảm mức độ phát triển không đồng đều về kỹ thuật số trong từng nước và giữa các nước ASEAN. Qua đó, hợp tác giữa khu vực tư nhân và nhà nước trong việc thực hiện e-

ASEAN cũng được tăng cường. Ðể hỗ trợ những mục tiêu trên trở thành hiện thực việc tự do hoá thương mại đối với dịch vụ và đầu tư một vai trò quan trọng. Đầu tư vào dịch vụ và

phát triển thương mại ,quảng bá một ASEAN hung hành chính tạo mạnh và phát triển trrên toàn thế giới.

Các nước ASEAN cần phải tăng cường hợp tác vững mạnh hơn nữa Các lộ trình hội nhập ưu tiên được xây dựng dựa trên ý tưởng thắt chặt các liên kết hữu cơ giữa những ngành kinh tế mà ASEAN đang có ưu thế hoặc nhiều tiềm năng phát triển như nông nghiệp, thủy sản, cao su, dệt may, đồ gỗ, điện tử, du lịch… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ASEAN trên thị trường thế giới. Theo đó, các nước ASEAN hài hòa thủ tục hải quan, công nhận lẫn nhau các tiêu chuẩn hàng hóa, thuế… mục đích là đơn giản hóa thủ tục thuận lợi cho việc hội nhập nhanh hơn.

Phía trước của ASEAN tuy còn nhiều cơ hôi dể phát triển song cũng không ít thách thức đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kinh tếết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và các biện pháo thực hiện các ý tưởng đó để biến ý tưởng của “tầm nhìn 2020”. Đây cũng sẽ là sân chơi chung cho các nước trong hiệp hội phát triển toàn diện.

Trong hơn 10 năm qua, ASEAN đã chứng kiến sự phát triển nhanh, mạnh của Việt Nam trong Hiệp hội. Việt Nam là thanh viên ASEAN là cầu nối của ASEAN với các nước Đông Băc Á về mặt địa lý, Viêt Nam dẫ có nhưng đóng góp nhất định cho sự tồn tại , phát triển của ASEAN và cũng đã đạt được hiệu quả nhất định.“Việt Nam ngày càng có nhiều kinh nghiệm và tin ở khả năng của mình, trở thành đầu tàu trong ASEAN, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức này”.

Với thế và lực ngày càng gia tăng, cùng với kinh nghiệm của 12 năm qua, Việt Nam chắc chắn sẽ tham gia hợp tác ASEAN tích cực và chủ động hơn, góp phần thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các quyết sách lớn và phương hướng phát triển của Hiệp hội. Việt Nam sẽ quan tâm hơn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng tham gia; tích cực nghiên cứu và đề xuất sáng kiến khả thi để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên những lĩnh vực phù hợp, nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và lợi ích thiết thực có được.

Với chúng ta những người thuộc thế hẹ trẻ cần phải cố gắng hơn nữa để xây dụng một Việt Nam giàu đẹp xứng đáng với tầm quan trọng của Việt Nam trong thế giới.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế thương mại Asean – Việt Nam.docx (Trang 28 - 30)