ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 (Trang 29 - 34)

1. Những kết quả đã đạt được trong công tác lập giá dự thầu

Trong thời gian qua, có thể ghi nhận những kết quả đã đạt được trong công tác lập giá dự thầu là:

- Công ty đã xây dựng được quy trình lập giá dự thầu riêng khá chi tiết và khoa học làm căn cứ cơ sở để chỉ đạo thực hiện việc lập giá dự thầu được thống nhất và hiệu quả.

- Công tác lập giá dự thầu của công ty được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của phòng kỹ thuật, là những người có kinh nghiệm, trình độ và am hiểu về chuyên môn. Cùng với quá trình hoạt động thực tiễn, đội ngũ này càng được nâng cao về trình độ, năng lực trong công tác lập giá dự thầu.

- Bộ phận lập giá dự thầu luôn chủ động nắm bắt, cập nhật những thay đổi trong hướng dẫn lập giá dự thầu và dự toán xây lắp do Nhà nước ban hành (Công ty đã áp dụng cách tính chi phí chung theo chi phí trực tiếp theo thông tư 04/2005, điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công theo thông tư 03/2005).

- Tích cực tìm kiếm thông tin về các gói thầu, nắm bắt thông tin về công trình mà Công ty tham gia dự thầu (đặc điểm công trình, điều kiện thi công, các đối thủ cạnh tranh...)

- Có phương pháp tính giá dự thầu khoa học, cụ thể, rõ ràng phù hợp với xu hướng hiện nay trong kinh doanh xây dựng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác lập giá dự thầu của Công ty vẫn còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề chưa hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến xác xuất thắng thầu chưa cao.

2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập giá dự thầu

Nhìn chung công tác lập giá dự thầu của Công ty đã có nhiều cố gắng, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến khả năng trúng thầu chưa cao, kể cả một số gói thầu nằm trong khả năng. Những điểm chưa hợp lý đó là:

- Việc thực hiện công tác lập giá dự thầu chưa diễn ra một cách thực sự có hệ thống và chặt chẽ, nhiều bước công việc nhận thức được nhưng trong thực tế không được thực hiện thực sự. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty còn chưa chặt chẽ, luồng thông tin trao đổi còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo công ty. Việc lập gía dự thầu chủ yếu do cán bộ phòng kỹ thuật tính toán trên cơ sở bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư mà chưa thực sự kết hợp các cán bộ giỏi có kiến thức về tổ chức thi công, kế hoạch, tài chính. Thiếu một đội ngũ chuyên gia giỏi trong công tác lập giá, nhiều khi việp lập gía chủ yếu dựa vào cảm quan, kinh nghiệm.

- Tuy Công ty luôn chủ động trong việc thu thập thông tin về các gói thầu như đặc điểm công trình, điều kiện thi công (địa hình, khí hậu, nguồn nước...), đối thủ cạnh tranh... Song, các thông tin thu được chưa cụ thể và chi tiết, và nhiều khi không kịp thời đặc biệt là các thông tin về đối thủ cạnh tranh, dẫn tới đánh giá không chính xác đối thủ cạnh tranh, khó đề ra được chiến lược bỏ thầu linh hoạt, đôi khi gía bỏ thầu còn quá cao so với các nhà thầu khác.

- Cơ cấu giá dự thầu của công ty chưa hợp lý:

+ Giá cả vật liệu xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vật liệu trong giá dự thầu. Tuy nhiên công tác dự báo biến động của giá cả thị trường vật liệu xây dựng chưa được quan tâm một cách thoả đáng nên khi có những biến động tăng giá cả nguyên vật liệu thì công ty không có chính sách ứng phó kịp thời, và sẽ làm tăng chi phí.

+ Chưa lựa chọn được nguồn cung ứng nguyên vật liệu một cách hợp lý, chưa tạo lập được mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp để có nguồn cung ứng ổn định, giá cả hợp lý.

+ Công ty đã áp dụng Định mức Dự toán xây dựng cơ bản mới: Định mức số 24/2005/QĐ – BXD ngày 29/7/2005 do Bộ Xây dựng ban hành, tuy nhiên hiện nay có nhiều biến động như chính sách tiền lương, giá cả nguyên

liệu, năng lượng thay đổi nên cần có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế.

+ Mức lãi của công ty thường dựa trên những dự đoán chủ quan hoặc được tính với tỉ lệ tối đa của ngành mà chưa căn cứ vào môi trường kinh doanh, thị trường xây dựng, các đối thủ cạnh tranh, chưa có các biện pháp. Trong nhiều trường hợp tỷ lệ lãi đưa ra quá cao so với đối thủ cạnh tranh nên đã không trúng thầu

- Trong nhiều trường hợp với gói thầu có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hơn tham gia, công ty đã để trượt gói thầu do không có chính sách giảm giá hợp lý, mặc dù trong thực tế Công ty hoàn toàn có khả năng giảm giá để đưa ra mức giá cạnh tranh hơn. Cũng có những trường hợp khi thực hiện giảm giá để cạnh tranh, Công ty thường dựa trên những phán đoán chủ quan mà chưa kết hợp với việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, sự biến động các yếu tố đầu vào nên mức giảm giá chưa hợp lý dẫn tới nhiều trường hợp gây thiệt hại cho công ty.

Trên đây là những điểm hạn chế còn tồn tại trong công tác lập giá dự thầu tại Công ty, để đưa ra các phương hướng và biện pháp khắc phục những thiếu sót này trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân của những điểm hạn chế đó.

3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác lập giá dự thầu tạicông ty. công ty.

3.1 Nguyên nhân khách quan

Hệ thống định mức là cơ sở khoa học để các doanh nghiệp lập giá thành dự toán công trình tuy thường xuyên được sửa đổi bổ sung nhưng trong khi thực hiện vẫn còn phát sinh những hạn chế:

- Do sự biến động của thị trường các yếu tố đầu vào phụ thuộc cung cầu, nên giá dự toán đã được lập nhưng khi thi công gía lại khác đi.

- Do sự thay đổi của chính sách tiền lương, giá cả nhiên liệu, năng lượng .. làm cho chi phí trên một đơn vị khối lượng công tác tăng.

3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Về công tác lập giá dự thầu:

Lực lượng cán bộ tham gia vào công tác lập giá nhìn chung là có trình độ, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm, thiếu nhiều cán bộ giỏi về phân tích thị trường, phán đoán đối thủ cạnh tranh. Mặt khác một lúc họ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau dẫn đến phân tán trong quản lý và thu thập, phân tích thông tin, thời gian cập nhật dẫn đến nhiều sai sót.

Việc tính giá dự thầu còn cứng nhắc, chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng và thông báo giá của các nhà cung ứng mà chưa khai thác hợp lý nguồn nguyên vật liệu, nhân công tại địa phương, chưa tạo được sự ràng buộc với các nhà cung ứng để khai thác chính sách giá bán của họ.

Đối với một số công trình công ty còn chưa tiến hành tổ chức khảo sát hiện trường kỹ lưỡng và chưa tổ chức đi thăm tuyến nên chưa tính chính xác cự ly vận chuyển, do đó làm tăng chi phí vật liệu, chi phí nhân công dẫn đến làm tăng giá dự thầu.

- Công tác thu thập thông tin: Do năng lực về tài chính của Công ty còn hạn chế nên chưa tổ chức được bộ phận Marketing chuyên đảm nhiệm việc thu thập thông tin về các gói thầu, đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm thị trường cho Công ty. Lực lượng cán bộ làm công tác này hiện nay vừa mỏng, vừa không chuyên nghiệp, không có chương trình, chiến lược marketing cụ thể nào mà chỉ dựa vào sự năng động, sáng tạo của các nhân viên đó trong việc thu thập thông tin về khách hàng, thị trường. Chưa chủ động tích cực trong việc tìm kiếm thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng để có nguồn cung cấp nguyên liệu hợp lý, là cơ sở để giảm giá dự thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất lượng đội ngũ cán bộ: thiếu đội ngũ hoạt động marketing- thị trường. Chưa tổ chức được một bộ phận chuyên trách làm công tác lập giá, đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác về giá còn phải kiêm nhiều công việc khác nên phân tán trong khi làm nhiệm vụ. Cán bộ trong Công ty có nhiều người có

kinh nghiệm nhưng lại thiếu kiến thức tổng hợp đáp ứng những yêu cầu phức tạp trong lập giá và lập hồ sơ dự thầu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 (Trang 29 - 34)