- Tài khoản 1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng,
3.2. Những hạn chế
Các quy định kế toán và các quy định pháp lý liên quan đến các công cụ tài chính của Việt Nam hiện nay chỉ mới giải quyết được một số vấn đề cơ bản, các nghiệp vụ đơn giản về các công cụ tài chính. Tuy nhiên, kế toán TSTC vẫn có một số hạn chế sau:
Thứ nhất chưa có hệ thống chuẩn mực; chế độ, các văn bản luật, quy định chưa hoàn toàn thống nhất. Hiện nay chúng ta mới chỉ có 1 thông tư duy nhất là Thông
tư 210/2009 về hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về CCTC, chưa có các chuẩn mực kế toán riêng mà mới chỉ đang lên dự thảo 6 chuẩn mực về CCTC. Thông tư 210 cũng mới chỉ có những quy định chung nhất về CCTC, so với chuẩn mực kế toán thế giới thì còn rất nhất thiếu sót. Cụ thể, thông tư này mới chỉ có hướng dẫn áp dụng IAS 32 về trình bày CCTC và IFRS 7 về thuyết minh CCTC mà chưa có hướng dẫn đối với IAS 39 về ghi nhận và đo lường CCTC. Việc trình bày và thuyết minh TSTC còn rất nhiều vấn đề mà trong phạm vi một thông tư chưa nêu ra và làm sáng tỏ được.
Thứ hai, Các quy định kế toán về một số loại TSTC riêng rẽ đã được ban hành và áp dụng nhiều năm nhưng vẫn có những bất đồng. Đơn cử như về chênh lệch tỷ giá hối đoái đề cập ở trên, tuy đã tháo gỡ được nhiều khúc mắc trong các văn bản quy định kế toán trước đó, nhưng Thông tư 179 vẫn hạn chế ở phạm vi điều chỉnh, không nói rõ là có thay thế cho các quy định ở Chuẩn mực kế toán số 10, chế độ kế toán doanh nghiệp hay không trong khi các văn bản này lại đều cùng do Bộ Tài chính ban hành. Điều đáng quan tâm ở đây là Thông tư số 179/2012/TT-BTC đã đề cập đến các nội dung tương tự như các nội dung đã quy định trong chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và Chế độ kế toán doanh nghiệp về giải thích các từ ngữ; tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra "Đồng Việt Nam"; quy định xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy trong thực tế hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn, đứng về góc độ pháp lý không biết là thực hiện theo quy định của văn bản nào để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính sẽ được cho là đúng.
Thứ ba,Việt Nam hạch toán các khoản đầu tư chứng khoán theo chế độ kế toán
doanh nghiệp được hạch toán theo giá gốc, trong khi đó theo thông lệ quốc tế các khoản đầu tư chứng khoán được phản ánh theo giá trị hợp lý.
Việc hạch toán kế toán các khoản đầu tư tài chính hiện nay được thực hiện theo QĐ 15/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp. Các khoản đầu tư chứng khoản được
hạch toán theo phương pháp giá gốc (là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư) Nguyên tắc giá gốc được xem là nền tảng đo lường của kế toán trong nhiều năm qua và kế toán theo phương pháp giá gốc đã thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin phù hợp và đáng tin cậy cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, kế toán theo giá gốc đã bộc lộ những hạn chế đối với việc phản ánh thông tin về tài sản tài chính nói chung và các khoản đầu tư tài chính nói riêng
Thứ tư,Trình bày CCTC trên các BCTC đơn giản và thiếu sót
Theo quy định của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7 thì các công cụ tài chính phải trình bày theo nhóm tương tự nhau hoặc giống nhau về tầm quan trọng của các công cụ tài chính và về bản chất, quy mô của các rủi ro bắt nguồn từ các công cụ tài chính. Các yêu cầu trình bày thông tin bao gồm cả định tính và định lượng. Các yêu cầu này được đáp ứng cơ bản ở các TCTD của Việt Nam, nhưng đối với các doanh nghiệp thì còn đơn giản, và thiếu sót.
3.3.Các kiến nghị
Thứ nhất, việc ghi nhận các TSTC vẫn theo nguyên tắc giá phí lịch sử mà chưa ghi nhận theo giá thị trường có thể đánh giá không đúng thực chất giá trị của khoản đầu tư này, do vậy cần phải nghiên cứu xây dựng cơ sở đo lường hiệu quả các khoản đầu tư này: giá trị hợp lý, giá trị phân bổ,...để thông tin kế toán cung cấp là có ý nghĩa.Do vậy cần Ban hành quy định, chuẩn mực cho kế toán Công cụ tài chính nói chung và các khoản đầu tư tài chính nói riêng đơn giản dễ hiểu để kế toán DN nắm vững được nội dung cách ghi nhận, đảm bảo đồng bộ và chính xác. Thứ hai, các DN biết cần chủ động theo dõi những ảnh hưởng của các biến động trên thị trường tới các TSTC DN nắm giữ, để trình bày, công bố trên BCTC.Đồng thời, đưa ra các hành động mà DN sẽ tiến hành để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, cũng như chiến lược quản lý rủi ro và mục tiêu, lý do nắm giữ các TSTC.
Thứ ba, Xây dựng hệ thống nguyên tắc chuẩn mực đủ vững chắc để thu thập và xử lý thông tin về các TSTC có hiệu quả.