Số lượng người nghiện:

Một phần của tài liệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong Thanh Thiếu niên (Trang 26)

2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGHIỆN HÓT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1.Số lượng người nghiện:

Theo số lượng điều tra tính đến ngày 26/9/2007 trên địa bàn quận có tổng số 724 đối tượng nghiện ma tuý, cao nhất thành phố. Trong đó, nam là 698 người và nữ là 26 người trong đó có 4 người dưới 18 tuổi, 456 người ở độ tuổi từ 18 đến 30, còn lại là trên 30 tuổi. Cô thể ở các phường như sau:

STT TÊN PHƯỜNG TỔNG SÈ

NGƯỜI NGHIỆN

THANH NIÊN THIẾU NIÊN

1 TRẠI CAU 34 20 0 2 VĨNH NIỆM 63 41 0 3 DƯ HÀNG 34 20 0 4 DƯ HÀNG KÊNH 62 49 0 5 KÊNH DƯƠNG 58 37 0 6 NGHĨA XÁ 64 46 1 7 HỒ NAM 31 19 0 8 HÀNG KÊNH 59 35 1 9 ĐÔNG HẢI 37 18 0 10 AN BIÊN 32 10 0 11 CÁT DÀI 61 45 0 12 TRẦN NGUYÊN 50 37 1

HÃN

13 LAM SƠN 37 19 0

14 NIỆM NGHĨA 60 39 1

15 AN DƯƠNG 42 21 0

Bảng thống kê số lượng người nghiện trong các năm 2005, 2006, 2007:

Năm Tổng sè

người nghiện

Thanh niên Thiếu niên

2005 992 582 3

2006 817 420 7

2007 724 456 4

Trên địa bàn quận có 48.847 hộ và có 3 tụ điểm phức tạp về ma tuý đó là: tuyến đường sắt, Tổ 57 phường Dư Hàng Kênh, Tổ 67 Đồng Bún phường Nghĩa Xá. Có 2 điểm phức tạp về ma tuý đó là bờ đê Vĩnh Niệm thuộc phường Vĩnh Niệm và phường Nghĩa Xá, ngõ 30 Trần Nguyên Hãn phường Cát Dài. Từ đó ta có thể thấy tệ nạn ma tuý đã len lỏi vào nhiều ngõ xóm, đường phố. Nhưng nhờ có sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương đã nêu cao tinh thần và trách nhiệm trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc biệt là tệ nạn nghiện hót ma tuý nên số lượng người nghiện ma tuý đã giảm đi mét cách rõ rệt. Nhưng nhìn vào độ tuổi của những người nghiện ma tuý thì lại thấy một vấn đề thật đáng ngại đó là lứa tuổi nghiện hót ma tuý ngày càng giảm. Độ tuổi dưới 30 chiếm gần 70% tổng số người nghiện.

2.2.Thành phần và đối tượng nghiện ma tuý:

Năm 2005: có 585 người nghiện hót ma tuý dưới 30 tuổi, còn lại là trên 30 tuổi. Trong đó, nếu xét theo trình độ học vấn thì số người nghiện ma tuý bị mù chữ là 101 người,trình độ cấp I, II, III là 861 người còn lại là trình độ đại học, cao đẳng. Nếu xét theo nghề nghiệp thì có 521 người không nghề nghiện ma tuý chiếm khoảng hơn 50% tổng số, học sinh sinh viên và cán bộ công chức là 41 người còn lại là những người không có việc làm ổn định.

Năm 2006: có 427 người nghiện ma tuý có độ tuổi là dưới 30, chiếm hơn 50% tổng số người nghiện. Trong tổng số người nghiện thì có 87 người nghiện ma tuý mù chữ, trình độ cao đẳng, đại học là 31 người còn lại là trình độ cấp I,

II, III. Còng trong tổng số này thì số người không có nghề là 417 người, học sinh sinh viên và cán bộ công chức là 35 người còn lại là những người làm nghề tự do.

Năm 2007: Có 460 người ở độ tuổi dưới 30 nghiện hót ma tuý, có 75 người nghiện mù chữ, 30 người có trình độ đại học cao đẳng. Theo nghề nghiệp thì có 370 người nghiện không có nghề nghiệp, 30 người là học sinh sinh viên, cán bộ công chức.

Nhìn vào các số liệu trên chắc hẳn ai cũng sẽ giật mình vì con số người nghiện ở độ tuổi thanh thiếu niên là rất lớn và đang có nguy cơ gia tăng. Hiện nay tỷ lệ người nghiện ma tuý độ tuổi thanh thiếu niên chiếm khoảng 66% tổng số người nghiện. Đây là một thực trạng đáng báo động về lối sống của thanh thiếu niên ngày nay. Ma tuý đã làm cho những chủ nhân tương lai của đất nước dần mất hết lý trí, bất chấp pháp luật, coi thường đạo đức của con người, thậm chí gây ra án mạng để thoả mãn cơn thèm thuốc. Họ đang huỷ hoại tương lai, tuổi trẻ của mình, dần bán cuộc sống của mình cho thần chết, cho căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

Mét câu hỏi được đặt ra đó là: Tại sao số lượng thanh thiếu niên lại chiếm một tỷ lệ lớn như vậy? Có rất nhiều lý do mà họ sa vào các tệ nạn ma tuý như: do hoàn cảnh gia đình, do sự lôi kéo của bạn bè, do đua đòi, do tò mò thiếu hiểu biết lập trường bản lĩnh không vững vàng.

Sè con nghiện này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của quận chính vì vậy mà cần phải đặc biệt quan tâm và cho đi cai nghiện càng sớm càng tốt. Mỗi gia đình hay cùng phối hợp với các tổ chức xã hội để giúp họ đứng lên làm lại những gì đã mất. Những người thân trong gia đình, nhà trường hãy quan tâm đến con em, học sinh của mình hơn để luôn giúp họ vượt qua lầm lỡ.

Một phần của tài liệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong Thanh Thiếu niên (Trang 26)