VIII. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ CHU KỲ SỐNG (LCC LIFE CYCLE COSTING).
3. Quan điểm tiêu dùng
Giá trị khách hàng: -Loại khách hàng Cách tân Đại chúng Đại chúng, Phân biệt Cao Tụt hậu 4. Lợi nhuận Lỗ -
không Cao nhất Trung bình Thấp 3. Ứng dụng phân tích chu kỳ sống của sản phẩm:
Ứ
Dự toán sản xuất kinh doanh là việc cụ thể hoá các kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp thành các số liệu cụ thể. Với việc phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp chủ động xác định được sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các thời kỳ, từ đó có thể lập được các dự toán sản xuất kinh doanh khả thi.
Mặt khác, kết hợp giữa quan điểm sản xuất và quan điểm tiêu dùng về chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp lập dự toán chi phí cho toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm. Chi phí cho toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các chi phí nghiên cứu (lập kế hoạch, thiết kế và thử nghiệm); sản xuất; các dịch vụ hậu cần (quảng cáo, phân phối, bảo hành…); và các chi phí sau khi mua sản phẩm mà người tiêu dùng phải gánh chịu cho tới khi loại bỏ sản phẩm. Việc lập dự toán chi phí chu kỳ sống sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm tốt hơn và do đó đánh giá khả năng sinh lợi của sản phẩm cũng chính xác hơn. Điều này là vô cùng quan trọng bởi nó giúp cho doanh nghiệp có được các kế hoạch kinh doanh đúng đắn ngay từ đầu, vì tiến hành các điều chỉnh ở giữa chu kỳ sống của sản phẩm là rất khó khăn.
Ví dụ: Tình hình tiêu thụ của mặt hàng nước đóng chai trong tháng n của một công ty
như sau: Chỉ tiêu Thực tế Ngân sách Sản lượng 110,000 Tỷ lệ 100,000 Tỷ lệ Đơn giá 10,000 10,000 Doanh thu 1,100,000,000 100.0% 1,000,000,000 100.0% Nước 715,000,000 65.0% 650,000,000 65.0% Chai 132,000,000 12.0% 100,000,000 10.0% Nắp 11,000,000 1.0% 10,000,000 1.0% Nhãn 11,000,000 1.0% 10,000,000 1.0% Khấu hao 25,000,000 2.3% 25,000,000 2.5% Tổng chi phí 894,000,000 81.3% 795,000,000 79.5% Lợi nhuận bán hàng 206,000,000 18.7% 205,000,000 20.5% Ứ
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm, kế toán quản trị cần vận dụng linh hoạt các phương pháp kế toán chi phí khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống. Sơ đồ Nghiên Cứu Triển Khai Tăng Trưởng
- Giai đoạn nghiên cứu:
Ở giai đoạn phôi thai của sản phẩm, doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp chi phí
mục tiêu (target costing). Phương pháp này là phương pháp hướng về khách hàng với xuất phát điểm ban đầu là giá cả, chất lượng và các yêu cầu về tính năng của sản phẩm là do khách hàng quyết định. Căn cứ từ các kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp
Xác Định Sản Phẩm
Giá Bán Mục Tiêu Lợi Nhuận Mục Tiêu
Phương Pháp Chi Phí Mục Tiêu
Không
Bắt đầu sản xuất sản phẩm
Thay Đổi lớn về thiết kế sản phẩm và thay đổi sản xuất
Thiết kế mới có đáp ứng nhu cầu chi phí mục tiêu không
Phương Pháp Chi Phí KaiZen
Thay đổi nhỏ về sản phẩm và quá trình sản xuất
Bão Hòa
Loại Bỏ Sản Phẩm Phương pháp chi
phí tiêu chuẩn Suy Thoái
ước tính mức giá bán sản phẩm mà thị trường có thể chấp nhận. Trên cơ sở mức giá này, sau khi trừ đi tỷ lệ lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp sẽ xác định được mức chi phí mục tiêu tối đa của mỗi sản phẩm. Nếu chi phí dự kiến để sản xuất sản phẩm cao hơn chi phí mục tiêu này thì doanh nghiệp phải có các thay đổi về thiết kế sản phẩm hoặc thay đổi về quá trình sản xuất để giảm chi phí tới mức bằng với chi phí mục tiêu đã đề ra. Phương pháp chi phí mục tiêu phản ánh một thực tế là hầu hết các quyết định lựa chọn các thiết kế sản phẩm và thiết kế quá trình sản xuất không phải là các thiết kế có chi phí thấp nhất, mà chỉ là các thiết kế mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được, nói cách khác giải pháp mà doanh nghiệp lựa chọn không phải là giải pháp tốt nhất, mà chỉ là một giải pháp đáp ứng vừa phải với mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đề ra.
- Giai đoạn triển khai và tăng trưởng:
Khi doanh nghiệp đã quyết định đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường thì chi phí mục tiêu xác định ở thời gian đầu của chu kỳ sống không còn ý nghĩa nữa. Ở các giai đoạn sau này mục tiêu của doanh nghiệp là phải thực hiện một quá trình sản xuất theo một cách thức có hiệu quả nhất. Trong các giai đoạn triển khai, giai đoạn tăng trưởng (và có thể cả giai đoạn bão hòa), doanh nghiệp phải liên tục cải thiện chi phí thực tế sản xuất sản phẩm của mình và do đó phương pháp kế toán chi phí hợp lý là phương pháp chi phí Kaizen
(Kaizen costing) được áp dụng cho giai đoạn này
Phương pháp chi phí Kaizen tập trung mọi nỗ lực của doanh nghiệp vào việc giảm thiểu chi phí. Nếu phương pháp chi phí mục tiêu có mục đích cần hướng tới là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng thì phương pháp chi phí Kaizen có mục đích cần hướng tới là đáp ứng các yêu cầu về lợi nhuận của từng kỳ kinh doanh do các nhà quản trị đặt ra. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thường xuyên hoàn thiện quá trình sản xuất và thiết kế sản phẩm. Doanh nghiệp phải thường xuyên đặt ra các mục tiêu cắt giảm chi phí bằng các biện pháp như nâng cao năng lực hoạt động của máy móc thiết bị, tăng cường đào tạo cho công nhân viên và có các biện pháp khuyến khích công nhân viên thực hiện các thay đổi hàng ngày, loại bỏ các hoạt động không có tác dụng trong quá trình sản xuất. Như vậy, phương pháp chi phí Kaizen là phương pháp tập trung vào toàn bộ quá trình sản xuất chứ không phải là chỉ tập trung vào sản phẩm.
- Giai đoạn bão hoà và suy thoái:
đến mức thấp nhất. Trong các giai đoạn này, phương pháp kế toán chi phí thích hợp là phương pháp chi phí tiêu chuẩn (standard costing).
Chi phí tiêu chuẩn được xác định dựa trên cơ sở kinh nghiệm với quá trình sản xuất ở các giai đoạn trước, thiết kế của quá trình sản xuất và nhân sự hiện tại của doanh nghiệp. Với các chi phí tiêu chuẩn đã được xác định một cách hợp lý, công tác kế toán chi phí thực tế cũng như việc lập dự toán sản xuất kinh doanh sẽ được thực hiện một cách đơn giản hơn. Bên cạnh đó, việc so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát quá trình hoạt động thực tế trong doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp.Việc thực hiện một hệ thống tính chi phí mới sẽ liên quan đến đầu tư về thời gian và tiền bạc.
Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các phương pháp chi phí hiện đại đòi hỏi những thay đổi về tổ chức, chấp nhận của nhân viên, đầu tư vào phần mềm và phần cứng, thiết bị thu thập dữ liệu, và nhiều thứ khác nữa nhưng có giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn cách thức những chi phí phát sinh từ hoạt động như thế nào. Từ đó, giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kịp thời, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp