Giới thiệu cách luyện tập tập trung tư tưởng với BaBa Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE Trần Thị Hồng Nhung TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG (Trang 49)

BABA NAM KEVALAM

Các nhà khoa học sau một thời gian tìm tòi đã tìm thấy nhiều loại sóng não bộ của con người

1. Sóng Beta (ß – wave) : là một loại mẫu sóng não bộ dao động rất nhanh và không đều, hơn 13 chu kỳ/giây. Đa số chúng ta đều có loại sóng não này. Nó thể hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí con người bình thường đầy lo âu, giận dữ, sợ hãi và thất bại.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

2. Sóng alpha (α - wave): là một loại mẫu sóng chậm hơn nhiều và đều đặn, khoảng 8 chu kỳ/giây. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trạng thái làn sóng alpha tâm trí con người lắng dịu hơn, quân bình hơn, thư giãn hơn, cùng lúc đó con người rất xông xáo vá sáng suốt trong “một trạng thái ý thức thanh tịnh rất dễ chịu“. Người có được loại sóng này cảm thấy khá hơn, có thể hoàn thành công việc và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Những người khác cũng yêu mến họ hơn.

Các thực nghiệm trên những ai thực hành Thiền quán ngữ (Mantra Meditation) với tư thế hoa sen, sau một thời gian luyện tập cho thấy người hành thiền luôn luôn ở trạng thái alpha.

3. Sóng Theta (γ - wave): Cuộc thí nghiệm tiếp tục trong nhiều năm, các nhà khoa học tìm thấy rằng với Thiền thường xuyên, các sóng alpha chậm lại thành sóng theta (4-8 chu kỳ/giây). Loại sóng não bộ này làm cho sự thanh tĩnh và trạng thái an lạc, đầy tình thương bên trong được sâu hơn.

Có nhiều kỹ thuật thiền khác nhau : - Tập trung vào hơi thở

- Lần chuỗi hạt

- Nhìn ngọn đèn cầy hay một điểm bên ngoài

- Cố gắng làm cho tâm trống rỗng, nghĩ về cái không, điều này không thể được vì bản chất của tâm là suy niệm

Từ việc nghiên cứu cho thấy rằng kết quả tốt nhất là sử dụng một kỹ thuật gọi là “MANTRA“. “Man“ có nghĩa là trí, “Tra“ có nghĩa là giải phóng. Mantra là một âm thanh đặc biệt sử dụng trong khi luyện tập tập trung tư tưởng. Âm thanh của nó tạo ra một rung động nào đó có thể giải phóng cái Trí khỏi tất cả những khuấy động. Những quán ngữ (Mantra) này xuất phát từ tiếng Phạn, một ngôn ngữ đặc biệt được các Yogi phát triển từ nhiều ngàn năm. Đó là những âm thanh bên trong của hệ thống thần kinh vi tế của nhân loại. Mantra là ngôn ngữ của thân thể con người và tâm trí con người. Những quán ngữ này được lặp lại trong khi thiền (tập trung tư tưởng). Nó giống như một loại nhạc bên trong cơ thể, biến đổi dần dần làn sóng beta nhanh thành làn sóng alpha và sóng theta. Đối với những người mới bắt đầu, quán ngữ này là: BABA NAM KEVALAM.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

Ý nghĩa của BABA NAM KEVALAM: là một loại tự kỷ ám thị. Nếu một người luôn luôn suy nghĩ tiêu cực: tôi đau, yếu, tệ.. người ấy sẽ trở nên đau, yếu, tệ thật. Nếu một người suy nghĩ tích cực, lối suy nghĩ này sẽ đem đến cho họ sức mạnh, cùng sự thay đổi trong cuộc sống. “Bạn nghĩ như thế nào thì sẽ thành như thế ấy“ .

1. Ngồi tư thế Hoa Sen nếu có thể, nếu không bạn có thể ngồi trong một tư thế thoải mái nào cũng được.

2. Ngối giữ lưng thật thẳng nhưng thoải mái, mắt nhắm lại. 3. Thở, chậm thật tự nhiên để làm lắng tâm.

4. Thu rút trí ra khỏi thế giới bên ngoài. Đừng nghĩ về bất cứ vấn đề gì, đừng để ý đến tiếng động bên ngoài

5. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, chỉ có một mình bạn thôi (ở đỉnh núi hoặc cạnh bờ hồ)

6. Bạn cảm thấy thật tự do và yên bình

7. Cố gắng cảm nhận tình thương của vũ trụ đang bao quanh ta, như một đại dương vô tận của tình thương và hạnh phúc. Rồi, bạn lặp lại BABA NAM KEVALAM trong trí bạn mãi mãi..Hít vào nhẩm trong trí BABA NAM. Thở ra nhẩm KEVALAM.

Bạn hãy cảm thấy bạn hòa làm một với đại dương vũ trụ của tình thương và hạnh phúc giống như một giọt nước hòa vào biển cả.

Cái năng lượng tích cực của vũ trụ này là tình thương. Khi ta cảm nhận được tình thương của vũ trụ trong sáng, ta cảm thấy hạnh phúc. Cái hạnh phúc bên trong đó sẽ đem lại cho ta sức mạnh hay năng lực làm việc tốt hơn. Ban đầu ta có thể nghĩ nhiều thứ, chưa tập trung được. Nhưng nếu ta luyện tập đều đặn, sự tập trung tư tưởng của ta sẽ tốt hơn.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

*LỢI ÍCH

- Lợi ích về thể chất:

+ Phát sinh phản ứng thư giản:,thực hành hai lần tương ứng với một giấc ngủ sâu.

+ Phát triển sinh lực cho sức khỏe

+ Làm chậm nhịp đập của tim & trị chứng cao huyết áp. + Ngăn chặn những bệnh liên quan đến stress.

- Lợi ích về tinh thần:

+ Giảm bớt cảm giác không an toàn, căng thẳng và stress. + Một hướng đi và mục đích thực sư trong cuộc sống + Gia tăng trí nhớ & trí thông minh

+ Tăng sức chịu đựng và sự hiểu biết

+ Phát triển sự quân bình và khả năng hội nhập. + Gia tăng sự yên bình của trí

+ Trí thoát khỏi sự ảnh hưởng của giáo điều, mê tín và sợ hãi + Giảm đi sự tuyệt vọng & cáu kỉnh

+ Điều trị mất ngủ + Gia tăng sự minh mẫn + Tăng cường sự tự tin + Tư tưởng trong sáng.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

KẾT LUẬN

Như vậy, Trường Đại học Thăng Long là trường đầu tiên mạnh dạn ứng dụng các phương pháp thể dục dưỡng sinh cổ truyền vào bộ môn giáo dục thể chất - sức khỏe. Bên cạnh nhữung bài tập hiện đại như bóng bàn, cầu lông, dancesport… thì còn có cả môn dưỡng sinh cổ truyền, luyện khí công, xoa bóp bấm huyệt, thiền dưỡng sinh… Điều này đã tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, vì vậy nó đã thu hút được sự nhiệt tình tham gia của các bạn sinh viên.

Đối với bản thân tôi, thông qua chương trình đào tạo của Nhà trường tôi đã nhận thức rõ được sức khỏe và tầm quan trọng của sức khỏe. Chính vì vậy mà tôi ý thức được rằng mỗi người chúng ta cần phải thường xuyên luyện tập TDTT dưới nhiều hình thức để giữ cho mình luôn luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tạo cho cuộc sống thêm nhiều điều tốt đẹp và nhiều niềm vui, hạnh phúc. Đặc biệt qua sự hiểu biết của mình về môn Thiền, tôi thực sự cảm thấy yêu thích môn học này vì khi tập Thiền sẽ giúp đầu óc thành thơi, có thời gian thư thái và ta có thể tận dụng những khoảng thời gian yên tĩnh hiếm hoi này để tái tạo lại nguồn năng lượng đã mất. Khi ta biết cách đạt tới trạng thái ổn định về tinh thần ta có thể dễ dàng chế ngự được stress và vượt qua khủng hoảng, ổn định tinh thần, làm tăng cường hệ thống miễn dịch, chia sẻ đau đớn để cơ thể không phải đương đầu với những nỗi đau thể xác. Ngoài ra tập Thiền sẽ tăng cường khả năng học tập, lao động và sáng tạo. Do đó, Thiền rất cần cho cuộc sống của mỗi con người chúng ta.

Bài viết còn nhiều hạn chế do sự hiểu biết có hạn, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện và thu được kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE Trần Thị Hồng Nhung TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)