Một số Định hướng phát triển vùng – lãnh thổ:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

III. Thực trạng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu vùng – lãnh thổ

Một số Định hướng phát triển vùng – lãnh thổ:

Thứ nhất, Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng dự kiến của toàn bộ nền kinh tế- một tốc độ thực sự là rất cao, trong điều kiện sức tăng trưởng không đều giữa các địa phương nên cần tập trung đầu tư để nâng tốc độ tăng trưởng của những vùng, địa phương có điều kiện thuận lợi hơn lên cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, thậm chí, có thể đến 2 lần, để bù lại cho những vùng khó có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao. Hiện nay, những địa chỉ tăng trưởng cao này cũng đã được xác định và nói chung là hợp lý. Đó là các tam giác tăng trưởng như Hà nội- Hải phòng- Quảng ninh; Thành phố Hồ Chí Minh- Biên hòa- Vũng tàu và tuyến tăng trưởng miền trung Liên chiểu- Đà nẵng- Dung quất. Có ý nghĩa là trong giai đoạn tới, về mặt khách quan, phải chấp nhận tình huống phát triển không cân bằng giữa các

Vai trß cña ®Çu t­ tíi sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ ë ViÖt Nam

30

§¹i häc kinh tÕ quèc d©n NguyÔn Thu thñy

vùng, các địa phương. Đây là điều kiện bắt buộc để đạt mục tiêu tăng trưởng cao chung của toàn bộ nền kinh tế. Vả lại, về mặt khách quan, sự khác nhau về trình độ xuất phát giữa các vùng qui định rằng trong tương lai gần, mức độ tích lũy và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, giữa các vùng. Đây là luận cứ chủ yếu xác định tính hợp lý của sự lựa chọn phương án phát triển không cân bằng giữa các vùng dể đạt mục tiêu tăng trưởng dặt ra cho giai đoạn tới.

Thứ hai, Việc tập trung đầu tư quá mức vào một số vùng , địa phương luôn luôn dẫn đến tình trạng phát triển mất cân đối giữa chúng. Hiện nay, chưa ai đo lường được chính xác mức độ tác động của tình trạng này đến mục tiêu tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Song, điều rõ ràng là nó chứa đựng khả năng làm giảm hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội nói chung, song song với việc tập trung đầu tư theo địa bàn như trên để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng cao mang tính ngắn và trung hạn, cần có chiến lược đầu tư để tận dụng tối đa lợi thế phát triển của từng vùng. Trong quan điểm dài hạn, không nên kéo dài tình trạng chênh lệch phát triển quá mức giữa các vùng, địa phương. Gẩi quyết vấn đề này đòi hỏi phải tạo ra các điều kiện cơ bản để giảm dần sự chênh lệch về khả năng và cơ hội hấp dẫn đầu tư giữa các địa phương.

Thứ ba, Đây là điểm tổ hợp cả hai điểm trên và liên quan trực tiếp đến sự lựa chọn cơ cấu ngành đã nêu ở trên, lựa chọn cơ cấu ngành phát triển cho từng vùng. Trước hết, cần thấy rõ quan điểm tăng trưởng với tốc độ chênh lệch giữa các vùng trong giai đoạn tới có liên quan về lôgic với định dạng cơ cấu ngành tổng quát. Các vùng- địa phương mà nông nghiệp- nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu, thiếu các đầu tàu tăng trưởng mạnh là các đô thị- công nghiệp cần và buộc phải chấp nhận một tốc độ tăng trưởng tương đối thấp hơn. Còn các địa phương- vùng công nghiệp- đô thị có thể và cần được quan tâm đầu tư đẻ dạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn. Mặt khác, xuất phát từ cách nhìn dài hạn, việc nâng dần tốc độ tăng trưởng của những đại phương- vùng hiện đang ở điểm xuất phát thấp và tốc độ tăng trưởng chậm hơn cần dựa trên cơ sở một chiến lược cơ cầu ngành hợp lý của riêng mình và trên cơ sở hình tàhnh những trung tâm tăng trưởng mạnh là các đô thị – Công nghiệp để đóng vai trò xung lực của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành của đại phương – vùng. Nếu không làm được điều đó, khó tránh khỏi sự chênh lệch phát triển quá đáng giữa các vùng địa phương. Hậu quả tất yếu là nền kinh tế nói chung không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao lâu bền, mục tiêu công bằng trong mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xẫ hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 30 - 31)