Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI (Trang 25)

2.1.2.1. Quy mô nguồn nhân lực

Bảng 2.1: Quy mô nguồn nhân lực các năm 2011-2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng 52 65 92

So sánh tuyệt đối 13 40

Số sánh tương đối (%) 25 76,92

Có thể thấy, FSI là doanh nghiệp trẻ, lại là doanh nghiệp chuyên phân phối nên quy mô nguồn nhân lực không quá lớn như những doanh nghiệp sản xuất khác. Tuy nhiên, từ bảng trên ta thấy trong những năm gần đây, số lượng lao động đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 tăng 13 người tương ứng với 25%. Sự biến đổi về nguồn nhân lực này là do quy mô kinh doanh của công ty đã được mở rộng, với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường về một số mặt hàng thế mạnh, nên nhu cầu lao động mảng kinh doanh phân phối và marketing khá cao. Đặc biệt đến hết năm 2013 quy mô nguồn nhân lực có sự biến động mạnh. Theo đó, năm 2013 so với năm 2011 tăng 40 người tướng ứng với 76,92%. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do chính sách kinh doanh của công ty có sự thay đổi, khi tập trung vào mảng kinh doanh dự án, đặc biệt là dự án số hoá tài liệu. Vì vậy công ty đã tuyển dụng thêm một lượng không nhỏ người lao động để thực hiện những dự án ký kết hợp đồng.

2.1.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo tuổi

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo tuổi các năm 2011-2013

Độ tuổi Số lượng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Dưới 20 0 0 0 0 2 2,17 20-30 45 86,54 54 83,07 74 80,43 30-40 5 9,62 9 13,84 14 15,22 >40 2 3,84 2 3,09 2 2,18 Tổng 52 100 65 100 92 100 (Nguồn: phòng HCNS) Ta nhận thấy cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của FSI là cơ cấu trẻ, lao động chủ yếu ở độ tuổi 20 tới 30, cụ thể là năm 2011 tỉ lệ này chiếm 86,54% tổng nguồn nhân lực, năm 2009 tỉ lệ này chiếm 83,07% và năm 2010 tỉ lệ này chiếm 80,43%. Đây là điều dễ hiểu vì công việc tại FSI liên quan tới kinh doanh và tích hợp hệ thống, là công việc tương đối hợp với tuổi trẻ cần sự năng động và sức sáng tạo cao, dễ dàng nắm bắt tâm lý của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng. Điều đặc biệt ở cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi ở đây là số lượng người người dưới 20 tuổi của doanh nghiệp là 0 người vào năm 2011 và năm 2012. Dù người bắt đầu đi làm theo quy định của pháp luât và các doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng là 15 tuổi có khả năng lao động. Điều này cho thấy, doanh nghiệp không

sử dụng lao động quá trẻ. Nguyên nhân là do lao động tại công ty chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, do đó cần kinh nghiệm nhiều hoặc là kiến thức lý thuyết phải vững vàng, có thể tiếp thu học hỏi nhanh để tạo niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên đến năm 2013 lại thu hút 2 lao động dưới 20 tuổi để tham gia dự án số hoá tài liệu. Vì đây là công việc không đòi hỏi quá nhiều về kỹ năng hay kinh nghiệm nên công ty trẻ hoá lao động cho những dự án này.

Do lao động của công ty còn rất trẻ nên nhu cầu học tập của họ là rất cao, kinh nghiệm của họ còn ít, doanh nghiệp cần phải chú ý tới đáp ứng nhu cầu đó của người lao động.

2.1.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính các năm 2011-2013

Giới tính Số lượng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Nam 30 57,69 39 60 55 59,78

Nữ 22 42,31 26 40 37 40,22

Tổng 52 100 65 100 92 100

(Nguồn: phòng HCNS) Qua bảng số liệu trên ta thấy tại FSI số lượng lao động nam chiếm ưu thế hơn so với khối lượng lao động nữ, trong cả 3 năm thì số lượng lao động nam luôn chiếm tỷ lệ là 2/3 tổng số lao động. Điều này có thể được giải thích như sau: lao động là nam thiên về hoạt động, đòi hỏi cao sự nhanh nhẹn quyết đoán còn lao động nữ thiên về sự tỉ mỉ, khéo léo. Công việc tại FSI không phải là công việc sản xuất đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ, cẩn thận mà là công việc kinh doanh giới thiệu sản phẩm. Vì thế lao động nam có ưu thế hơn khi làm công việc này. Ngoài ra những bộ phận làm việc văn phòng thì lao động nam hiện nay vẫn có thể đảm nhiệm được như công việc kế toán, thủ kho. Tuy nhiên một số vẫn cần tới lao động nữ như khối văn phòng, lễ tân, hay trợ lý dự án. Sử dụng được lao động nam doanh nghiệp sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp vì họ sẵn sàng đi công tác xa hơn lao động nữ, công việc không bị gián đoạn nhiều vì việc nghỉ thai sản giống như lao động nữ. Đặc điểm lao động nam và lao động nữ trong việc đào tạo cũng khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý trong lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

2.1.2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn các năm 2011- 2013

Trình độ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Thạc sỹ 1 1,92 2 3,07 3 3,26 Đại học 42 80,77 48 73,85 58 63,04 Cao đẳng 5 9,61 8 12,31 20 21,74 Trung cấp 3 5,78 6 9,23 8 8,69 Phổ thông trung học 1 1,92 1 1,54 3 3,27 Tổng 52 100 65 100 92 100 (Nguồn: phòng HCNS) Nhận thấy trình độ học vấn của lao động FSI đều trên đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên và có cả tới trình độ thạc sĩ. Trong đó lao động có trình độ đại học là nhiều nhất, tiếp đó là trình độ cao đẳng. Điều này có thể được lý giải như sau: FSI là doanh nghiệp trẻ với loại hình chủ yếu là kinh doanh, rất cần những lao động quản lý chất lượng cao, cũng như những lao động làm ở khối văn phòng khác cần có trình độ đại học và cao đẳng trở lên. Mặc dù số lượng lao động đạt trình độ thạc sỹ hàng năm của công ty tăng lên, song tốc độ tặng người lao động thuộc trình độ thạc sĩ rất ít, không nhiều bằng tốc độ tăng trình độ đại học. Những lao động có bằng thạc sĩ tại FSI cho đến này là thuộc hội đồng quản trị và quản lý dự án của công ty. Đó cũng là xu thế hiện nay, khi đã tốt nghiệp đại học rồi thì muốn học trong thực tế nhiều hơn là học trong trường lớp. Chỉ có những quản lý cấp cao mới học cao hơn để họ có thêm những kiến thức cũng như kỹ năng để quản ý doanh nhgiệp ngày càng lớn mạnh.

2.1.2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề các năm 2011-2013

Nhóm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Nhóm lao động quản lý 5 9,61 6 9,23 8 8,69 Nhóm Marketing 6 11,54 7 10,77 8 8,69 Nhóm Hành chính Nhân sự 7 13,46 8 12,31 9 9,78 Nhóm Kinh doanh 15 28,85 20 30,77 41 44,56 Nhóm tài chính kế toán 7 13,46 10 15,38 11 11,96 Nhóm Kỹ thuật 12 23,08 14 21,54 15 16,32 Tổng 52 100 65 100 92 100 (Nguồn: phòng HCNS) Nhìn chung có thể thấy số lượng lao động trong các nhóm mỗi năm đều tăng, tuy nhiên tỷ lệ lao động từng nhóm trên tổng lao động lại giảm. Trong đó chỉ có nhóm lao động kinh doanh là tăng khá nhiều. Lý do là chính sách bán hàng của công ty thay đổi, tập trung nhiều cho kinh doanh phân phối và kinh doanh dự án. Đặc biệt trong mảng kinh doanh dự án năm 2013 có thêm nhiều lao động để triển khai những dự án của công ty. Tại FSI có tổng cộng 34 chức danh nghề nghiệp đặc trưng cho lĩnh vực kinh doanh như: test máy, bán hàng, bảo hành, marketing, kinh doanh, kế toán, thủ kho, thủ quỹ,...và cũng có những chức năng mà bất kì một công ty nào cũng có như lễ tân, hành chính, bảo vệ, nhân sự...

Trong các chức danh nghề nghiệp thì số lượng lớn lao động của FSI là thuộc chức danh: kế toán, kinh doanh, bán hàng, marketing, bảo hành, quản lý đơn hàng, phụ kho, tư vấn bán hàng. Điều này được lý giải đó là các hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động phân phối các mặt hàng máy văn phòng cũng như cung cấp các dự án tích hợp triển khai hệ thống. Hoạt động kinh doanh này sẽ

cần nhiều nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, kế toán, thủ kho, thủ quỹ, bảo hành sản phẩm, tư vấn bán hàng.

Tuy nhiên các chức danh nghề nghiệp này có thể chia gọn thành các nhóm sau đây: Nhóm lao động quản lý, nhóm Marketing, nhóm Hành chính Nhân sự, nhóm Kinh doanh, nhóm Tài chính kế toán, nhóm Kỹ thuật. Do đó nhu cầu đào tạo phát triển về các kiến thức kỹ năng chuyên môn của công ty cũng gồm các môn học, kỹ năng của từng nhóm ngành này.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w