nhánh tỉnh tuân thủ tuyệt đối quy định, quy trình công tác XHTDNB, trường hợp có sai sót hoặc CBTD cố ý làm sai thì xử lý kỷ luật theo quy định.
3.2.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học
Trong công tác XHTDNB khách hàng doanh nghiệp, công nghệ tin học đã góp phần quan trọng và không thể thiếu vì: Quy mô khách hàng là doanh nghiệp của các ngân hàng ngày càng tăng, việc lưu trữ thông tin của khách hàng được cập nhật hàng ngày, khối lượng công việc khổng lồ, không thể làm bằng thủ công được vì sẽ rất tốn kém, lãng phí và không hiệu quả. Công tác XHTDNB đang được thực hiện bán thủ công và đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu trữ, cập nhật và tìm kiếm thông tin của CBTD. Cần nâng cao hệ thống phần mềm một cách khoa học, chính xác, nhanh chóng, rút ngắn thời gian cập nhật dữ liệu, nhằm cao nâng hiệu năng suất.
Việc nâng cao tính tự động hóa cập nhật thông tin XHTDNB của khách hàng vay của toàn chi nhánh là yêu cầu cần thiết, phục vụ cho công tác rà soát, xem xét ra quyết định cấp tín dụng.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ, bộ, ngành liên quan3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là đòi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của NHTM nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả cho hoạt động của NHTM. Việc xây dựng và hoàn thiện công tác XHTDNB là một xu thế tất yếu giúp ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng. Từ yêu cầu thực tế, Agribank Việt Nam đã xây dựng một hệ thống XHTDNB và đã đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, công tác XHTDNB vẫn còn nhiều tồn tại đòi hỏi cần có những giải pháp thích hợp để hoàn thiện trong thời gian tới.
Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại Agribank Kon Tum, qua đó cho thấy những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những biến động quá nhanh của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Qua đó, luận văn đề ra những sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Kon Tum như: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức và đạo đức nghề nghiệp của CBTD; Từng bước chuẩn hóa các chỉ tiêu phi tín dụng có thể lượng hóa bằng số cụ thể để dễ dàng xác định chấm điểm; Nâng cao hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác XHTDNB toàn hệ thống nói chung và tại Agribank Kon Tum nói riêng, đáp ứng được nhu cầu truy cập, chiết suất thông tin nhanh và chính xác.
Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm được những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp của Agribank Kon Tum phát huy hiệu quả.