Điều hành chắnh sách lãi suất và tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất (Trang 27 - 34)

trong thời gian tới

Từ phân tắch trên cho thấy, việc điều hành chắnh sách lãi suất của NHNN, ngoài việc hướng tới các mục tiêu đề ra, cần phải luôn đặt trong mối quan hệ với tỷ giá, mức lãi suất của quốc tế. điều này có nghĩa là việc xác định các mức lãi suất chủ đạo cần được xem xét ở mức hợp lý để vừa đạt được mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát được lạm phát và đảm bảo mối quan hệ hài hòa với tỷ giá để giữ ổn định thị trường tài chắnh. Nhìn lại những tháng cuối năm 2008 để đánh giá những ảnh hưởng tắch cực của CSTT khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm. Thực hiện sự chỉ đạo của Chắnh phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một CSTT nới lỏng thận trọng. Theo đó, các mức lãi suất chủ đạo đã được giảm nhiều lần (đồ thị 3) và lãi suất

cơ bản áp dụng từ 01/3/2009 được giữ ở mức 7%/năm và lãi suất cho vay tối đa là 10,5%/năm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng được điều chỉnh đối với mọi loại hình tổ chức tắn dụng. Theo đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước, NHTM Cổ phần Ngoại thương, các NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chắnh áp dụng mức dự trữ bắt buộc là 3% trên tổng số dư tiền gửi, thay vì mức 5% trước đây. Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mức dự trữ bắt buộc giảm từ 2% xuống 1%. Các NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tắn dụng nhân dân Trung ương giữ nguyên mức 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng áp dụng cho mọi tổ chức tắn dụng là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Việc giảm các mức l ãi suất

chủ đạo của NHNN và thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã có tác động ngay đến việc thay đổi các mức lãi suất cho vay và huy động của nền kinh tế (đồ thị 4).

Với mức lãi suất giảm trong thời gian đó, cùng với chắnh sách hỗ trợ lãi suất của Chắnh phủ đã có tác động tắch cực đến thị trường tiền tệ, thị trường tắn dụng đã khởi sắc. Dư nợ tắn dụng trong tháng 3 và tháng 4 bắt đầu tăng trở lại sau 2 thángchậm. Đây là thành công bước đầu của gói giải pháp chống suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chắnh. Mặt khác, với mức lãi suất như vậy, cùng với việc nới lỏng biên độ tỷ giá từ ổ 3% lên ổ 5% , nhìn chung tỷ giá biến động tương đối phù hợp, mức tỷ giá trên thị trường chắnh thức và thị trường tự do biến động cùng chiều Tuy nhiên, sau đó tỷ giá trên thị trường tự do có những thời điểm tăng cao hơn tỷ giá trên thị trường chắnh thức. Đặc biệt khi có những tin đồn lãi suất cơ bản tiếp tục hạ, như thời điểm đầu tháng 4, tỷ giá trên thị trường tự do có ngày lên tới mức 18.200 VND/USD. Điều này đã gây ra cho thị trường tâm lý kỳ vọng về tỷ giá tiếp tục tăng. Vì vậy, mặc dù trong tháng 3, Tổng cục Thống kê công bố tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 2,4% trong khi nhập khẩu giảm 45% so với cùng kỳ năm trước, song nhu cầu USD vẫn tăng lên trong khi nguồn cung ngoại tệ của các NHTM vẫn thấp, do các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ chưa bán cho ngân hàng. Điều này khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ gặp nhiều khó khăn khi mua từ ngân

hàng. Lý giải cho vấn đề này có thể thấy việc thiếu hay thừa ngoại tệ còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa, đó là tỷ giá kỳ vọng.

Vì vậy, để ổn định thị trường ngoại tệ, các chắnh sách lãi suất, tỷ giá của NHNN cần phải chốt được kỳ vọng của thị trường theo mục tiêu mong muốn. Chắnh vì vậy, chắnh sách lãi suất và tỷ giá cần có được mục tiêu rõ ràng. Việc duy trì lãi suất cơ bản như hiện nay hay tăng hơn nữa cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước thực trạng thị trường tiền tệ hiện nay:

a. Nếu tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản như hiện nay có thể gây khó khăn cho nền kinh tế vì dòng vốn vào ngân hàng đang bị chậm lại cho dù các ngân hàng đang nhắch dần lãi suất huy động để thu hút thêm vốn. Chắnh sách hỗ trợ lãi suất của Chắnh phủ đã thúc đẩy tăng trưởng tắn dụng, theo đó các NHTM phải đẩy mạnh huy động vốn để cho vay, do vậy nếu như lãi suất cơ bản tiếp tục duy trì như hiện nay thì dòng tiền vào ngân hàng sẽ bị hạn chế và sẽ không đảm bảo nguồn vốn kắch cầu cho nền kinh tế, tạo ra nhiều hệ quả rủi ro khác đối với nền kinh tế, trong đó có cả rủi ro tắn dụng và rủi ro tắnh thanh khoản.

b. Lãi suất cơ bản tăng sẽ giảm áp lực lên tỷ giá giữa VND và USD. Khi lãi suất tiền gửi VND có sức hấp dẫn nhiều thì tâm lý người dân sẽ không chuyển đổi sang tắch trữ bằng USD và sẽ không gây ra căng thẳng tỷ giá trên thị trường. Hiện nay, việc nâng tỷ giá chắnh thức của NHNN lên một mức đã có tác dụng giảm dần sự chênh lệnh giữa tỷ giá trên thị trường chắnh thức với tỷ giá trên thị trường tự do, song để duy trì được tình hình này một cách bền vững, ngoài vấn đề mang tắnh cốt lõi là cải thiện cán cân thương mại, giảm dần sự thâm hụt cán cân thanh toán, tạo sự cân bằng cung cầu ngoại tệ một cách bền vững, việc xem xét nâng lãi suất cơ bản sẽ hỗ trợ tắch cực cho chắnh sách tỷ giá hiện nay. Lãi suất tăng sẽ có tác động hạn chế cầu tắn dụng, giảm áp lực tăng tắn dụng của các NHTM, trong điều kiện cung tiền không thay đổi thì việc giảm tăng trưởng tắn dụng sẽ có tác động cải thiện cán cân thanh toán, hạn chế nhập siêu. đồng thời chất lượng tắn dụng

được nâng lên sẽ có tác động tốt đến kiềm chế lạm phát, qua đó giảm áp lực giảm giá VND. Tuy nhiên, mức độ tăng lãi suất cơ bản ở mức độ nào cần được xem xét đến khắa cạnh tăng trưởng kinh tế.

c. Trong bối cảnh nền kinh tế đô la hóa như hiện nay đã gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thực thi CSTT và chắnh sách tỷ giá. Mức cung tiền trở nên khó dự báo hơn và mức cầu nội tệ trong nước không ổn định ảnh hưởng đến việc hoạch định CSTT, trong đó có điều hành lãi suất và làm ảnh hưởng đến quản lý và điều hành chắnh sách tỷ giá. Trong những thời điểm cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất cân bằng, tình trạng đô la hoá càng gây thêm khó khăn cho việc ổn định trở lại thị trường ngoại tệ do đô la hoá làm tăng hiện tượng đầu cơ, bóp méo cung cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá không phản ánh chắnh xác cung cầu ngoại tệ.

Như vậy, việc xác định, công bố lãi suất cơ bản và điều chỉnh các loại lãi suất tái

cấp vốn theo hướng tăng lên là phù hợp với điều kiện của thị trường và mục tiêu điều hành CSTT hiện nay. Trong thời gian khủng hoảng tài chắnh và suy giảm kinh tế, NHNN đã có những bước đi mạnh dạn, chắnh xác trong điều hành lãi suất trên cơ sở phân tắch, đánh giá các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế trong và ngoài nước để có thể xác định được mức lãi suất cơ bản phù hợp trên thị trường. đến nay, việc nâng lãi suất cơ bản ở mức nào đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng, và việc điều chỉnh phải dựa trên những phân tắch và đánh giá xu thế vận động của thị trường tài chắnh trong nước cũng như của thế giới cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô khác bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp,Ầ Việc điều chỉnh cần dựa trên nguyên tắc, trong trường hợp lạm phát cao cần ổn định tỷ giá nhằm nhanh chóng ổn định nền kinh tế, góp phần khôi phục lòng tin của người tiêu dùng và ngăn ngừa làn sóng chuyển đổi từ VND sang các loại ngoại tệ mạnh khác, giảm nhẹ gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Giữa các biến số kinh tế vĩ mô có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ mà sự thay đổi của biến số này sẽ tác động lên sự biến động của biến số kia. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá là mối quan hệ không trực tiếp, hay sự biến động của nhân tố này không phải là nguyên nhân hay hậu quả trực tiếp của nhân tố kia và do đó, trong nhiều trường hợp biến động của hai chỉ số này không nhất thiết theo cùng hướng với phân tắch như đã chỉ ra ở trên do có sự tác động của nhiều nhân tố khác nữa. Tuy nhiên, mối tương tác của hai biến số cho thấy một yêu cầu quan trọng trong điều hành chắnh sách lãi suất và các biện pháp nhằm kiểm soát tỷ giá của Việt Nam hiện nay đó là phải có sự phối hợp hợp lý giữa các chắnh sách. Việc điều chỉnh lãi suất có khả năng tạo ra những phản ứng tắch cực và tiêu cực từ khu vực kinh tế đối ngoại. Ngược lại, sự tăng trưởng trong khu vực kinh tế thực nói chung và khu vực kinh tế đối ngoại nói riêng cũng là một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh các biến trên thị trường tiền tệ. Việc đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước kiểm soát lãi suất một cách độc lập sẽ là thiếu khả thi, do vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra, bắt buộc phải có sự phối hợp từ nhiều

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của NHNN năm 2008. 2. Thông tin trên trang web của NHNN.

3. Nguyễn Mạnh Hùng, Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực tác động của CSTT của Việt Nam thông qua cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất, Luận văn tiến sĩ kinh tế, tháng 9/2003.

4. www.tapchinganhang.com

5. www.tinkinhte.com

6. www.vef.vn

7. www.tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w