Nhân tố về con ngườ

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 29 - 31)

3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐỀN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

3.2.1Nhân tố về con ngườ

Nhân tố con người luôn được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu vì mọi hoạt động đều do con người điều hành. Nhân tố này quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phát huy những điểm mạnh của từng cá nhân để tận dụng tối đa chất xám nhằm đem lại hiẹu quả kinh tế.

Doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao tri thức, có khả năng thích nghi với những biến động của doanh nghiệp khi có khó khăn xảy ra. Ngoài ra, sự quan tâm đến đời sống tinh thần vật chất cũng là cách mà doanh nghiệp khơi dậy niềm đam mê và khả năng cống hiến của mỗi cá nhân.

3.2.2.Nhân tố về vốn

Để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tiềm lực về tài chính cũng là điều kiện để doanh nghiệp bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ nhiều vốn là kinh doanh sẽ hiệu quả nhưng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp cũng dựa vào vốn để đánh giá một số chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tốc độ vòng quay của vốn, tốc độ tăng trưởng của vốn. Hoạt động nhập khảu luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng trưởng của nguồn vốn để bảo toàn vốn kinh doanh.

3.2.3.Nhân tố về mạng lưới kinh doanh

Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải xây dựng được mạng lưới kinh doanh rộng lớn nhằm đảm bảo đầu ra cho hàng hoá nhập khẩu. Quy mô của mạng lưới kinh doanh thể hiện qui mô của doanh nghiệp, một doanh nghiệp lớn luôn có mạng lưới kinh doanh lớn và hiệu quả.

3.2.4.Nhân tố về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Một doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một cơ cấu tổ chức hợp lý và bộ máy quản lý hiệu quả. Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của mỗi phòng ban, mỗi cá nhân trong tổ chức. Một cơ cấu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng con ngưòi toàn diện nhất, tận dụng tối đa khả năng của mỗi cá nhân.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có sự quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp. Bộ máy quản lý là nơi xây dựng các chính sách, mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp. Là bộ phận định hướng kinh doanh và đưa ra các quyết định cuối cùng khi tổ chức gặp phải những khó khăn do sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

Tên tiếng Việt:

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 29 - 31)