Phân tích nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông (Trang 35)

- Chi phí / Thu nhập:

2.2.2.2. Phân tích nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6. Vốn huy động theo thành phần kinh tế

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

TGTK từ dân cư 156.700 97.94% 210.590 97.95% 264.200 98.22% 53.890 34,39% 53.610 25,46%

TGTT từ các TCKT 2.300 1.44% 3.100 1.44% 3.300 1.23% 800 34,78% 200 6,45%

TG từ các TCTD 1.000 0.62% 1.310 0.61% 1.500 0.56% 310 31,00% 190 14,50%

Tổng vốn huy động 160.000 100% 215.000 100% 269.000 100% 55.000 34,38% 54.000 25,12%

(Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tam Nông)

Tiền gửi từ dân cư:

Trong cơ cấu vốn huy động, tiền gửi dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao và quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của dân cư tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.

Cụ thể năm 2010, tiền gửi từ dân cư chiếm 97,94% tổng vốn huy động. Năm 2011 tăng 53.890 triệu đồng so với năm 2010, tức tăng 34,39% và chiếm 97,95% vốn huy động. Sự tăng lên của nguồn vốn này chứng tỏ hoạt động sản xuất của dân cư ngày càng đạt hiệu quả, đời sống của người dân ngày tốt hơn, vốn nhàn rỗi cũng tăng hơn, có nhu cầu để dành vốn sau này và ngân hàng là nơi hàng đầu cho người dân lựa chọn. Ngoài ra, đây còn là đối tượng huy động chủ yếu nên ngân hàng luôn có chính sách duy trì phương pháp huy động truyền thống như đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền… Đặc biệt ngân hàng đã biết khai thác tâm lý của người gửi là thích nhận được phần thưởng nên đã tung ra các hình thức khuyến mãi: quay số trao giải thưởng, tặng nón bảo hiểm, tặng đồng hồ, áo thun...

Năm 2012 nguồn vốn huy động từ dân cư cũng tăng 53.610 triệu đồng, tức tăng 25,46% so với năm 2011 và chiếm 98,22% vốn huy động. Nguyên nhân một phần là do trong thời gian này, thu nhập của người dân tăng mạnh do được nhận tiền từ công tác đền bù giải tỏa nhà để thực hiện dự án phát triển chợ, xây dựng bờ kè trong huyện… tạo cơ hội cho ngân hàng thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của người dân. Cùng thời gian đó, tình hình lạm phát của cả nước cũng như trong huyện tăng cao. Để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước cùng chính sách “duy trì khách hàng cũ, mở rộng khách hàng mới”, ngân hàng phải chấp nhận huy động với thời hạn ngắn với lãi suất cao hơn. Do đó lượng tiền gửi từ dân cư đã tăng lên một cách đáng kể. Ngoài việc tăng lãi suất huy động, ngân hàng còn thực hiện đợt triển khai huy động vốn tại chỗ, đó là: “Hái lộc đầu xuân”; “Tiết kiệm dự thưởng mai mắn nhân ba” với giải thưởng bằng tiền mặt, vàng, xe ô tô.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế

Nhìn chung tiền gửi từ các TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn VHĐ. Cụ thể năm 2010, tiền gửi của các TCKT là 2.300 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,44% nguồn VHĐ. Tỷ lệ này là rất nhỏ bởi trong năm 2010, các doanh nghiệp trong huyện

chưa nhiều và còn non trẻ, mới được thành lập, nguồn vốn nhàn rỗi không nhiều nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian này, hoạt động huy động vốn chủ yếu là vốn nhàn rỗi của dân cư.

Năm 2011, tiền gửi của các TCKT là 3.100 triệu đồng, tăng 800 triệu đồng , tương ứng 34,78% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 1,44% vốn huy động. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là một phần do sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng của các TCKT trong huyện, một phần là do ngân hàng đã mở rộng dịch vụ thanh toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng qua việc chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, việc thanh toán không dùng tiền mặt một cách an toàn, tiện ích, nhanh chóng, có hiệu quả đã thu hút khá nhiều các doanh nghiệp tham gia giao dịch. Mặc dù vậy các TCKT này chỉ là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với quy mô hoạt động còn thấp nên vốn huy động từ đối tượng này mặc dù có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không cao.

Năm 2012 công tác huy động vốn từ các thành phần kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình trạng nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng hóa không bán được làm cho lượng tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp giảm đáng kể. Cụ thể năm 2012 tiền gửi là 3.300 triệu đồng, chỉ tăng 200 triệu đồng, tương ứng 6,45% so với năm 2011.

Nói tóm lại, trong 3 năm qua, tiền gửi của các TCKT luôn tăng điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng mối quan hệ đối với các TCKT, mở ra cho ngân hàng nguồn VHĐ trong thời gian tới, nhưng tỷ trọng của loại tiền gửi này còn quá nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động. Trong tương lai nền kinh tế huyện sẽ ngày càng phát triển hơn nữa do đó nhu cầu giao dịch nhanh chóng qua ngân hàng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cần chú ý nhiều hơn nữa cho công tác đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ, đơn giản hoá các thủ tục, áp dụng chính sách ưu đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn… để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa cho loại tiền gửi này vì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp; hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán: Séc, UNC, UNT, chuyển tiền… Tuy nhiên, loại tiền gửi này có có tính chất không ổn định do vậy

Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng:

Tuy tiền gửi của các TCTD chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn VHĐ của ngân hàng. Nhưng để thực hiện được các giao dịch thanh toán qua lại giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn thì NHNo&PTNT huyện Tam Nông cũng đã có những nỗ lực lớn trong việc tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD nhằm gia tăng khoản huy động này. Cụ thể năm 2010, tiền gửi từ các TCTD là 1.000 triệu đồng. Bước sang năm 2011, số tiền này lên đến 1.310 triệu đồng, tăng 310 triệu đồng, tương ứng tăng 31,00% so với năm 2010. Đến năm 2012, tiền gửi của các TCTD là 1.500 triệu đồng, chỉ tăng thêm 190 triệu đồng, tương ứng 14,50% so với năm 2011.

Nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế huyện đang trên đà tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp mới khá nhiều vì vậy nhu cầu thanh toán cho khách hàng giữa các TCTD gia tăng, khẳng định uy tín của ngân hàng, khả năng quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với các TCTD trên địa bàn khá tốt, có mối quan hệ ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong quan hệ hợp tác trong việc thanh toán vốn lẫn nhau, chuyển khoản từ ngân hàng này sang ngân hàng khác được phổ biến rộng rãi. Do đó, khoản tiền gửi của các TCTD tại ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, sang năm 2012, tiền gửi của các TCTD lại tăng chậm là do các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, kinh tế biến động, việc thanh toán giữa ngân hàng và các TCTD cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)