Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu Bài giang môn Đo Lường (chương 2) (Trang 30)

Cơ cấu chỉ thị tĩnh điện dựa trên sự tác động lẫn nhau giữa hai hay nhiều vật thể tích điện. ít nhất một trong các vật thể đó là phần động và sự chuyển dịch của nó gây nên sự thay đổi năng lượng điện trường tạo bởi các vật thể tích điện ấy.

Hình 5-18 a có hai bản cực tĩnh 1 ở giữa hai bản cực ấy là bản cực động 2 được nối với một cực tĩnh bên trái. Điện áp cần đo được đưa vào hai cực tĩnh (tức là cực tĩnh trái và cực động là một cực, còn cực thứ hai là cực tĩnh bên phải).

Nhờ vậy mà bản cực động đẩy cực tĩnh trái và hút về phía cực tĩnh phải và do vậy mà điện dụng của hệ thống thay đổi.

• ở cơ cấu hình 5 -18b, điện dung thay đổi do thay đổi bề mặt của các điện cực (các bản cực) của một hệ

thống tụ điện. Phần tĩnh là các bản cực 2 còn phần động là các bản cực 1 được gắn vào trục quay 3, kim 4 được gắn vào trục quay & trượt trên mặt số 5.

• Mômen cản được sinh ra bởi lò xo cản 6.

• Cản dịu ở đây có thể sử dụng cản dịu không khí hay là cản dịu cảm ứng.

• Khi đặt vào hai bản cực tĩnh và động một điện áp U, giữa chúng sinh ra một điện trường. Năng lượng của điện trường đó được biểu diễn bởi công thức sau:

2

UC C

• C- điện dung giữa các điện cực.

• Lực tĩnh điện tác động tương hỗ lên các điện cực tích điện tạo ra mômen quay tác động lên điện cực động làm quay ở bên trong các điện cực tĩnh.

• Kết quả là điện tích giữa các bản cực thay đổi, tức là thay đổi điện dung C.

• Điện cực động sẽ quay cho đến khi mômen quay bằng mômen cản Mc = D∝

Một phần của tài liệu Bài giang môn Đo Lường (chương 2) (Trang 30)