Topdown Design : Đây là phương pháp dựa trên tư tưởng module hóa mà ý tưởng giải thuật đi từ tổng quát tới cụ thể.Trước hết ta vạch ra ý có tính trung tâm

Một phần của tài liệu xây dựng phần mềm quản lý nhân sự và tính lương cho cán bộ công nhân viên cho trường CĐCN Việt – Hung (Trang 28)

tưởng giải thuật đi từ tổng quát tới cụ thể.Trước hết ta vạch ra ý có tính trung tâm nhất(bao trùm).sau đó phân rã thành các khâu chi tiết,cụ thể hơn.Đến cuối cùng mỗi module độc lập tương ứng 1 chương trình.Tư tưởng của phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống gần giống tư tưởng triết học,là khi nghiên cứu phân tích 1 vấn đề nào đó người ta đi từ tổng quát đến chi tiết. Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống áp dụng cho các doanh nghiệp,tổ chức mà hệ thống thông tin ở đó chưa được tin học hóa(xử lý thủ công) . Trong việc thiết kế phần mềm “ quản lý nhân sự và tính lương cho cán bộ công nhân viên trường CĐCN Việt - Hung” này em chọn phương pháp Topdown Design - Bottom Design : Phương pháp này theo 1 nghĩa nào đó ngược lại phương pháp thiết kế từ trên xuống.Phương pháp này đi từ chi tiết tới tổng quát. Lĩnh vực ứng dụng của phương pháp này là hệ thống tin học hóa từng phần để có thể kế thừa những PM đã được áp dụng với mục đích tiết kiệm kinh phí và không gây ra sự biến động trong tổ chức.Từ đáy lên đỉnh gồm các bước

Bước 1:Người ta tiến hành phân tích các chương trình đã được áp dụng trong quản lý và mang lại hiệu quả thiết thực.Sau đó tiến hành gộp chúng lại thanhhf từng nhóm theo chức năng.

Bước 2: Trong mỗi nhóm người ta phát triển them 1 số chương trình mới để chức năng nhóm ngày càng hoàn chỉnh.

Bước 3: Tích hợp các nhóm thành kiến trúc PM

Ví dụ: bài toán thiết lập phần mềm để quản lý doanh nghiệp.Giả sử doanh nghiệp này đã tin học hóa 1 số bộ phận và mang lại hiệu quản thiết thực

3.5 – Những đối tượng hưởng lợi

Nếu phần mềm “ quản lý nhân sự và tính lương cho cán bộ công nhân viên trường CĐCN Việt - Hung” thực sự khả thi và được nhà trưòng chấp nhận đem vào sử dụng việc này sẽ mang lại lợi ích cho một số đối tượng sau

+ Trước tiên chúng ta không thể không kể tới đó chính là những nhân viên trực tiếp sử dụng phần mềm ( đó là nhân viên kế toán phụ trách tính lương ,đó là những nhân viên trong phòng Tổ chức – Hành chính phụ trách hỗ sơ về ván bộ ).Phần mềm giúp họ nâng cao hiệu quả làm việc, tính chính xác và nhanh chóng.

+ Cán bộ quản lý : khí cán bộ quản lý cần tìm kiếm thông tin về nhân sự, tiền lương hay để ra quyết định thì phần mềm này giúp thực hiện các công việc đó hoàn toàn nhanh chóng, tránh được sai sót.

+ Nhà trường : vấn đề về quản lý nhân sự và tính lương là một vấn đề lớn và rất quan trọng trong mọi tổ chức nói chung và với trường CĐCN Việt – Hung nói riêng.Sự sai sót trong vấn đề này có thể gây ra tốn thất lớn hoặc sự mâu thuẫn giữa nhà trường và cán bộ công nhân viên. Chính vì vậy việc phần mềm đựơc ứng dụng vào thực tế sẽ giảm thiểu được sai sót, đồng thời giúp ích cho Ban giám hiệu trong việc ra quyết định như có lên lương hay không, tuyển thêm ai, ai chuyển công tác. Khi công việc được giải quyết ổn thoả , ít sai sót thì hoạt động của bộ máy tổ chức sẽ tốt hơn và uy tín của nhà trưòng dần được nâng cao.

Một phần của tài liệu xây dựng phần mềm quản lý nhân sự và tính lương cho cán bộ công nhân viên cho trường CĐCN Việt – Hung (Trang 28)