Điều chỉnh, xử lý các sai sót chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế Trong suốt quá trình chuẩn bị hàng hoá, lập các chứng từ theo yêu cầu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THANH TOÁN QUỐC TẾ- (Trang 76)

Trong suốt quá trình chuẩn bị hàng hoá, lập các chứng từ theo yêu cầu thường có thể phát sinh một số lỗi cả chủ quan và khách quan. Một số lỗi có thể được các bên thỏa thuận chấp nhận lẫn nhau được nhưng một số lỗi buộc phải điều chỉnh, việc điều chỉnh có thể đơn giản, nhanh chóng nhưng đôi khi rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí. Sau đây là một số nguyên tắc liên quan đến việc tu chỉnh và xử lý các sai sót trong bộ chứng từ.

ƒ Nguyên tắc:

− Chỉ điều chỉnh chứng từ khi thật sự cần thiết và nếu không điều chỉnh có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, giao nhận hàng hoá liên quan.

− Song song với việc phát hiện và điều chỉnh chứng từ là công tác kiểm tra và rà soát lại toàn bộ các chứng từ trong bộ chứng từ liên quan, kiểm tra lại L/C liên quan xem có cần những tu chỉnh cho phù hợp, đồng bộ hay không.

− Mọi tu chỉnh phải phù hợp và tuân thủ quy định của UCP 600 và các quy định pháp lý khác liên quan.

− Các chừng từ có nguồn gốc xuất phát từ đâu cần được trả về chính nơi phát hành để tu sửa, điều chỉnh. Chỉ chấp nhận chứng từ mới được điều chỉnh khi nó đã đảm bảo đúng các nội dung như yêu cầu và được chính bên phát hành điều chỉnh hay phát hành lại.

− Việc điều chỉnh và các nội dung điều chỉnh nên có các văn bản trao đổi, thông báo, thoả thuận… thống nhất giữa các bên liên quan.

− Việc điều chỉnh là do lỗi chủ quan, khách quan… của bên nào, phát sinh trong hoàn cảnh nào cần được thể hiện rõ trong các văn bản trao đổi chính thức để có thể tính toán và phân chia các chi phí liên quan cho các bên chịu trách nhiệm gánh chịu.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 04/9/2008 Th.S Hồ Thanh Tùng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THANH TOÁN QUỐC TẾ- (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)