* NHNN là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp các NHTM thì nhất thiết phải hỗ trợ các ngân hàng trong công tác thẩm định. Ngoài những cuộc hội thảo bàn bạc đúc rút kinh nghiệm thẩm định tại NHTM, những hướng dẫn trong quy trình thẩm định, cần phải tổ chức khóa học thường kì cho cán bộ tín dụng của các ngân hàng do các chuyên gia về tài chính ngân hàng hoặc từ các nước có hệ thống tìa chính phát triển để họ có được những kiến thức, kinh nghiệm mới, giúp cho ứng dụng thành công trong công tác thẩm định của mình.
* Thông tin là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt nước ta là một nước đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường nên các nguồn thông tin trên thị trường là rất quan trọng. Vì nền kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật cạnh tranh do đó giá cả thị trường luôn thay đổi từng ngày , từng giờ,mà các luận chứng kinh tế kĩ thuật thường được lập trong một thời gian dài. Do đó, hầu hết các số liệu trong luận chứng kinh tế kĩ thuật có độ chính xác phù hợp với điều kiện hiện tại là rất ít. Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xem xét một cách chính xác các biến động thị trường có thể xảy ra là rất phức tạp, khó khăn khi không
có đầy đủ các chỉ số thông tin. Vì vậy NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc thu thập thông tin.
* Hiện nay NHNN đánh giá thực hiện công việc này qua hoạt động của trung tâm tín dụng CIC. CIC đặt vụ tín dụng của NHNN, có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố, thu thập thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp ( chủ yếu là các doanh nghiệp lớn ), Những thông tin từ trung tâm này có độ chính xác cao nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các NHTM. Vì vậy, NHNN cần tăng cường hiệu quả của trung tâm này.: đào tạo những cán bộ chuyên trách có khả năng phân tích tốt và được trang bị những phương tiện hiện đại cho việc thu thập và xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, mở rộng quy mô hoạt động nhằm thu thập thông tin nhiều hơn, không chỉ từ các doanh nghiệp lớn mà còn từ các đơn vị nhỏ, đơn vị không thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện cho các ngân hàng truy cập và khai thác thông tin từ mạng của trung tâm, có quy định rõ ràng về việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị khai thác với trung tâm.
* NHNN cần tham mưu cho chính phủ trong việc khuyến khích sự ra đời của các tổ chức chuyên kinh doanh thông tin. Các tổ chức này thực hiện thu thập thông tin, xử lí và đánh giá thông tin về các đơn vị cần sử dụng. Do đó chuyên môn hóa được hoạt động, giảm thời gian và có độ tin cậy cao hơn.
* NHNN nên có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện công tác thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định phương diện kỹ thuật như: có sự ưu đãi cho các ngân hàng sử dụng những thông tin kỹ thuật từ các chuyên gia, có thể thành lập các cơ quan tư vấn thông tin để giúp đỡ ngân hàng.
2.3.3. Về phía NHPT Việt Nam :
* Từ các chính sách của chính phủ và NHNN, NHPT Việt Nam cần xây dựng một hệ thống, quy trình mới phải đầy đủ các nội dung, cập nhật liên tục những thông tin, phương pháp tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra cần cố gắng đưa ra một số chỉ tiêu tài chính cơ bản cho toàn hệ thống để cán bộ thẩm định so sánh đánh giá. Đây là những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định, vì thực tế
các ngân hàng hình thành thói quen làm việc theo văn bản, áp dụng hơi cứng nhắc so với thực tế.
Hỗ trợ các chi nhánh trong việc thu thập thông tin bằng cách tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro ( TPR ) của hệ thống. Cần nâng cao hiệu quả thu thập, xử lý dữ liệu thông tin từ các cơ sở tại các chi nhánh, cơ cấu tổ chức rõ ràng, thực sự coi trọng công tác này.
* Xây dựng phương pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. Bằng các hình thức phong phú như đào tạo, tập huấn, tham quan, hội thảo trong và ngoài hệ thống…
* Có kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng những nhân viên làm công tác thẩm định trong toàn hệ thống. Trong công tác thẩm định đòi hỏi có kiến thức cao về tài chính ngân hàng và tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Vì thế trong tuyển dụng cần phải áp dụng các biện pháp tiên tiến đã thực hiện ở một số ngân hàng trên thế giới mới đánh giá đúng trình độ năng lực của bản than nhân viên đó. Nghĩa là coi trọng khả năng làm việc trong tương lai.
* Nên nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn nữa đến việc trang thiết bị đưa toàn bộ kỹ thuật tiên tiến, phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tín dụng nói riêng.
Đề ra giải pháp cụ thể, hỗ trợ cho việc thẩm định phương diện kỹ thuật dự án đối với các ngân hàng trong hệ thống như: Đào tạo nâng cao trình độ, tổ chức dịch vụ tư vấn kỹ thuật hoặc có thể tuyển một số nhân viên chuyên ngành kỹ thuật, sau đó thực hiện đào tạo nghiệp vụ ngân hàng.
PHẦN KẾT LUẬN
Chất lượng thẩm định luôn là yếu tố trọng tâm quyết định chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới 70 – 80% doanh thu của ngân hàng. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn tới những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.
Trên đây là các giải pháp đề ra dựa trên những nghiên cứu chủ quan của cá nhân em Để các giải pháp đề ra có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, chi nhánh cần nhanh chóng hoàn thiện công tác tổ chức cũng như mối liên hệ với các tổ chức quản lý hành chính địa phương cũng như các tổ chức tại chính – ngân hàng khác không chi trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Tuy nhiên đây là một đề tài có phạm vi rộng đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và khả năng hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội , do đó em cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để hoàn thiện bài viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo –
Th.s Trần Mai Hoa và các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên công tác tại
NHPT chi nhánh tỉnh Yên Bái để giúp em hoàn thiện đề tài này! Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện