Hàn Quốc là thị trường có hấp dẫn với nhiều mặt hàng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc (Trang 31 - 33)

D- Phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh

1.3.2 Hàn Quốc là thị trường có hấp dẫn với nhiều mặt hàng của Việt Nam

Nam

Hàn Quốc hiện nay là một trong 4 con rồng châu á bên cạnh Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và là một nước công nghiệp phát triển, được đánh giá là một nước có nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới. Hàn Quốc thực sự là một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt nam có vị trí thuận lợi về giao thông, đặc biệt là giao thông biển với các nước Đông Nam á và Đông Bắc á, trong đó có Hàn Quốc. Thực hiện chính sách đa phương hoá trong hợp tác kinh tế thương mại mà Đảng và chính phủ đề ra, Việt nam đã liên tục khai thông tuyến đường sắt, mở ra ngày càng nhiều các tuyến đường thuỷ, đường hàng không trực tiếp giữa các thành phố của Việt nam với các Trung tâm kinh tế trong khu vực để tạo ra mọi điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác buôn bán với các nước trên thế giới.

Hàn Quốc nằm ở Đông Bắc á có biên giới phía Bắc hầu hết giáp với Trung Quốc, chỉ có một phần rất ít tiếp giáp với Nga, còn ba mặt Đông, Tây, Nam đều giáp với Thái Bình Dương. Với vị trí bán đảo nối liền với đại lục châu á mênh mông và nhìn ra Đại Tây Dương, Hàn Quốc có một địa hình tự nhiên phong phú và đa dạng. Phần lớn đất đai ở đây được bao phủ bởi đồi núi trong đó có dãy Taeback là dãy núi lớn nhất với những vách đá dựng đứng và những đảo đá nhỏ, chạy dọc theo bờ biển phía đông. ở Hàn Quốc cũng có rất nhiều sông nằm rải rác trên đảo. Vùng biển bao quanh ba bán đảo đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử của cư dân Hàn Quốc. Đặc biệt vùng biển vàng nằm giữa Hàn Quốc và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và vùng biển phía Nam bán đảo có một miền thềm lục địa với tầng biển nông cung cấp nguồn tài nguyên đáng kể cho nhiều ngành kinh tế.

Việt nam và Hàn Quốc có vị trí địa lý rất gần nhau, đều là những nước bán đảo cùng nằm trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, Việt nam nằm ở

khu vực Đông Nam á nhiệt đới, giàu tài nguyên, thiên nhiên. Hàn Quốc nằm ở vùng Đông Bắc á, vốn là nơi khan hiếm tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt. Do vậy đây là một yếu tố quan trọng để hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhau.

Quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển, kim ngach xuất nhập khẩu không ngừng tăng

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của hai nước (2003 - 2007)

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Văn phòng KOTRA - Hà nội 2007

Nhìn vào bảng 2 ta thấy, tổng kim ngạch mậu dịch hai nước tăng tương ứng với kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt nam và Hàn Quốc cũng tăng hàng năm.Xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc cũng tăng đều qua các năm tốc độ tăng trung bình khoảng 1,16%. Tuy nhiên, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngược lại, xuất khẩu tăng một cách rất khiêm tốn (chỉ bằng 1/8 nhập khẩu)

Có thể nói trong quan hệ mậu dịch với Hàn Quốc, Việt nam luôn là người nhập siêu, cán cân thương mại luôn thâm hụt năm sau nhiều hơn năm trước.

2003 2004 2005 2006 2007 Xuất khẩu 543,7 631,1 694,3 811,8 898,8 Nhập khẩu 2.640,2 2,862,4 3.315,5 3.441,7 3.713 Thặng dư (thâm hụt) -2.098,5 -2.231,3 -2.352,2 -2.560,1 -2.814

Hiện nay, Hàn Quốc đã là bạn hàng lớn nhất của Việt nam bên cạnh Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc - Nhưng đối với Singapore, hàng hoá của chúng ta xuất qua nước này hầu hết là mậu dịch quá cảnh (Singapore chỉ là cảng trung chuyển chứ không phải là điểm tiêu dùng). Do đó Cộng hoà Hàn Quốc thực tế được xếp vào hàng đối tác thương mại lớn ở Việt nam.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w