ƯU ĐÃI CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NCCVCM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ.
4.1. Những tồn tại
Qua 14 năm thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng và gia đình họ đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập như sau :
- Một số văn bản quy định về điều kiện tiêu chuẩn xác định người có công đươc hưởng chế độ còn có nhiều điểm chưa cụ thể, chưa phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có công còn chưa đồng bộ và kịp thời, gây khó khăn trong công tác giải quyết chế độ đối với người có công. Mặc dù chính phủ đã có Nghị Định thực hiện nhưng các cơ sở ban ngành còn chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời như : chế độ trợ cấp ưu đãi hoc đường đối với con thương binh, bệnh binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…do vậy còn ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách.
- Trong quản lý Nhà nước về chính sách NCC, quyền hạn, trách nhiệm chưa được quy định rõ. Đặc biệt tại các phường, xã cán bộ làm công tác LĐTB-XH không còn trong định suất biên chế của cơ sở; do vậy thường phải làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, hay bị thay đổi, không ổn định và hiệu quả công tác còn hạn chế.
Chế độ trợ cấp chho người có công so với thực tiễn chưa đáp ứng mức sống so với mặt bằng thu nhập của người dân hiện nay.
- Cán bộ làm công tác LĐTBXH tại phường xã về chế độ chính sách đãi ngộ, hỗ trợ còn chưa hợp lý để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa phù hợp, chưa thực sự hiệu quả đối với tình hình thực tế từng địa phương.
- Công tác điều tra hàng năm về hoàn cảnh sống, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của đối tượng chính sách chưa được thường xuyên
* Về phía bản thân đối tượng
- Một số hộ chính sách xuất hiện tư tưởng ỷ lại, muốn duy trì và tranh thủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, tính tự lực chưa cao.
- Một số bộ phận gia đình chính sách có nguy cơ tái nghèo do thiếu việc làm, việc làm không ổn định và không có tích lũy
Tóm lại : Việc thực hiện chăm sóc còn mang tính giãn đều, bình quân; sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc đời sống người có công chưa được chặt chẽ, chưa thực sự trở thành ý thức trách nhiệm thường xuyên trong nhân dân.
4.2. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên.
- Các cấp, ngành, đơn vị cơ sở chưa nhận thức sâu sắc về công tác chăm sóc đời sống người có công. Vì vậy tổ chức thực hiện còn hạn chế chưa thiết thực so với yêu cầu của nhiệm vụ. Đặc biệt tại các xã, phường chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, thực hiện hỗ trợ đời sống người có công; các đảng viên chưa thực sự đi sát phong trào chăm sóc đời sống TB, LS, NCCVCM ở địa phương mình.
- Việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ các gia đình chính sách còn nhiều bất cập, chưa sát thực với hoàn cảnh vật chất khuyến nông, khuyến ngư, dạy nghề; có cho vay vốn nhưng chưa đảm bảo hộ sản xuất, thông qua thị trường và tiêu thụ sản phảm.
- Bản thân một số bộ phận người có công chưa nhận thức đúng đắn trách nhiệm, lợi ích của mình nên có tư tưởng trong chờ, ỷ lại, thiếu ý chí vượt lên hoàn cảnh.
- Công tác tuyên truyền vận động chưa sâu, chưa thường xuyên; hình thức tuyên truyền còn đơn điệu và hiệu quả chưa cao.
- Năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ làm công tác TB, LS và NCCVCM ở cơ sở còn nhiều hạn chế; đa số chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.