Tổng kết: Trong gian nan, vất vả của cuộc sóng kháng chiến, người mẹ ở chiến khu càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khoẻ mạnh, trở

Một phần của tài liệu tài liệu chọn lọc ôn thi môn văn vào lớp 10 (Trang 36)

- Bài thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi ngườ

d. Tổng kết: Trong gian nan, vất vả của cuộc sóng kháng chiến, người mẹ ở chiến khu càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khoẻ mạnh, trở

dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khoẻ mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Nguyễn Khoa Điẻm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu quê hương đất nước, với tình thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến. Từ hình ảnh và tấm lòng của người mẹ Tà – ôi, nhà thơ đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì

kháng chiến chống Mĩ.

B. Câu hỏi luyện tập.

Câu 1: . Tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là “những em bé lớn trên lưng mẹ? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: Có bao nhiêu người ru trong bài thơ “Khúc hát ru….”? Khúc hát này có điều gì đặc biệt về nhịp điệu, nội dung tình cảm?

Câu 3: Phân tích hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.”

- Câu dẫn dắt mở đầu (giới thiệu tác giả, tác phẩm)

- Hai câu thơ có lẽ là những câu thơ đặc sắc nhất trong bài thơ. - Phân tích (ý chính)

+ MT của bắp là mặt trời của tự nhiên, đem lại ánh sáng cho vạn vật, nếu thiếu đi ánh dương đó thì mọi sinh vật đều sẽ bị huỷ diệt (bắp cần ánh sáng)

+ em Cu Tai là ánh sáng, là nguồn sống, là mặt trời bé nhỏ của người mẹ, là cuộc đời của người mẹ. Thế gian không thể thiếu ánh mặt trời cũng như người mẹ Tà ôi không thể thiếu vầng mặt trời bé nhỏ trên lưng.

(Mẹ gửi gắm mọi niềm hi vọng vào em Cu Tai)

=> Dù ở miền núi hay miền đông bằng, tình mẫu tử thiêng liêng bao giờ cũng sâu nặng.

- Cách thể hiện thơ và ngôn từ rất gần gũi với đời sống của người dân tộc. Cách thể hiện tình cảm chất phác mà sâu sắc.

Câu 4: Đọc kĩ hai câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”

Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Gợi ý:

Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ

- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.

Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.

Câu 5. Viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề sau: “Khúc hát ru” ngọt ngào, tha thiết của

Nguyễn Khoa Điềm là tình yêu thương con là ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi dành cho con. (15 câu). Đoạn văn có sử dụng phép nối liên kết câu.

Câu 7: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong

bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Câu hỏi 8: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc qua hai bài thơ “bếp lửa” và “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.

====================C. Phần tập làm văn. C. Phần tập làm văn.

Đề tập làm văn: Bài thơ “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn

Khoa Điềm đã “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”. Hãy làm rõ nhận định trên.

Dàn ý 1: A, Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ: bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ, tại chiến khu Tây Thừa Thiên.

- Nêu nhận định: vẻ đẹp hình tượng người mẹ Tà Ôi.

B. Thân bài:

1. Giới thiệu chung.

- Hình tượng người mẹ trong văn học cách mạng: vẻ đẹp truyền thống gắn với tinh thần thời đại chiến đấu.

-. Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm: Vẻ đẹp gắn với ý nghĩa lời ru, hướng đến tình cảm với cách mạng, với đất nước.

Một phần của tài liệu tài liệu chọn lọc ôn thi môn văn vào lớp 10 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w