0
Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 -33 )

4.1 Những mặt làm được

a. Về mặt kinh tế: Giảm đáng kể sức cầu về ma túy, giúp loại bỏ một khoản chi phí lên tới hàng trăm tỷ đồng về việc sử dụng ma túy trong xã hội. Nếu tính bình quân một người sử dụng ma túy chi 50.000 nghìn đồng/ ngày thì tổng số tiền mà trên

30.000 con nghiện Thành phố sẽ đốt hết trong vòng 1 năm là trên 500 tỷ đồng. Mặt khác, nhờ được giáo dục, học nghề mà hàng vạn người nghiện trong những năm qua đã có việc là, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Đồng thời giải quyết một số lượng lớn lao động cho đối tượng sau cai nghiện.

b. Về mặt xã hội, nhân văn: góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm giảm đi gánh nặng của bao gia đình có con em cai nghiện, tạo cơ hội cho hàng chục vạn con người đang dần chết mòn vì ma túy được chữa trị chăm sóc sức khỏe, rèn luyện, nâng cao nhận thức.

c. Về mặt an ninh trật tự xã hội: Giảm tình trạng gia tăng người nghiện và tái nghiện, giảm bớt tình hình tội phạm hình sự, đặc biệt là tội phạm về ma túy.

4.2. Khó khăn, vướng mắc:

- Tình trạng học vấn của các đối tượng

- Các trường, Trung tâm vừa làm công tác giáo dục, chữa trị, vừa thực hiện công tác quản lý sản xuất nên công việc phức tạp trong khi cán bộ còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Tình hình đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy còn diễn biến rất phức tạp. - Các quy định về pháp lý còn chậm, chưa đầy đủ.

4.3. Đánh giá chung.

Thành phố Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng công tác phòng chống tệ nạn ma túy nói chung và tổ chức thực hiện NQ16 nói riêng. Điều này được thể hiện ở sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND TP.HCM với sự tham gia tích cực của các ban ngành, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, của các tổ chức đoàn thể, của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã/ phường, và một bộ phận không nhỏ thanh niên tình nguyện. Mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ tái nghiện, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy, tạo môi rường xã hội ổn định cho phát triển kinh tế. Công tác kiểm tra giám sát được tiến hành đều đặn. Các văn bản chỉ đạo

đều được cập nhật, công tác báo cáo về trung ương được tiến hành nghiêm túc. Số lượng tái nghiện theo báo cáo đã thấp hơn so với trước lúc triển khai thực hiện NQ16. Điều này phản ánh sự thành công trong giai đoạn cai nghiện cũng như trong giai đoạn quản lý tập trung. Vì vậy chủ trương kéo dài việc quản lý đối tượng thêm giai đoạn sau cai nghiện để dạy nghề và tạo việc làm là hết sức cần thiết trước khi đưa về cộng đồng.

Tình hình tội phạm trên địa bàn đã giảm đáng kể do các đối tượng nghiện ma túy đã được đưa đi cai nghiện bắt buộc hoặc vào các trung tâm quản lý, do đó cũng giảm nhiều hiện tượng lan truyền sử dụng ma túy trong cộng đồng.

Thành phố đã dành một khoản kinh phí khá lớn 1.400 tỷ đồng, một mặt để nâng cấp các trung tâm, mặt khác để xây mới trung tâm. Tổng số trung tâm được đầu tư là 20 trung tâm, nhằm tăng cường năng lực cho công tác quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.

Chính sách đối với cán bộ, viên chức vào làm việc tại các trung tâm được bổ sung rất nhiều so với quy định của Trung ương. Điều này đảm bảo sự yên tâm công tác của một bộ phận lớn những cán bộ, viên chức. Số lượng đối tượng trên một cán bộ là hợp lý song còn thiếu tính hợp lý về cơ cấu chuyên môn. Còn thiếu những cán bộ về tâm lý, về luật và xã hội học, thiếu bác sỹ chuyên môn. Bên cạnh đó, các trung tâm xa Thành phố vẫn chưa thu hút được cán bộ.

Tạo việc làm cho người sau cai nghiện được thực hiện khá tốt mặc dù thu nhập của đối tượng là chưa cao nhưng có tác dụng giáo dục tinh thần lao động cho các đối tượng, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, giúp đối tượng không còn thời gian nghĩ đến ma túy thay vào đó hăng say lao động. Các trung tâm đã cố gắng bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe và trình độ của từng đối tượng.

Việc đăng ký học văn hóa trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng là một cố gắng rất lớn của cán bộ làm công tác tư vấn khi họ bằng mọi cách thuyết phục đối tượng tham gia học văn hóa. Tuy nhiên, vẫn chỉ có khoảng 40% số đối tượng tham gia học văn hóa.

Hoạt động dạy nghề cũng là một nhiệm vụ quan trọng của trung tâm và nhìn chung đã được thực hiện tốt. Song còn tồn tại một số vướng mắc:

- Trung tâm chỉ đào tạo nghề phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất ở trung tâm mà chưa chú trọng đào tạo theo nhu cầu xã hội để tạo điều kiện cho đối tượng về với cộng đồng.

- Công tác đào tạo nghề chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự liên kết đào tạo giữa các trung tâm và các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều bất cập trong việc hợp tác này vì một số doanh nghiệp không liên kết đào tạo.

Các trung tâm đã làm tốt công tác chăm sóc y tế. Sức khỏe của 50% đối tượng đã được nâng lên. Các trung tâm mở sổ khám sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và cũng định kỳ chuyển đối tượng lên bệnh viện tuyến trên để khám và điều trị. Tuy nhiên các trung tâm gặp nhiều khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho học viên nhiễm HIV, do trang thiết bị y tế lạc hậu, thiếu bác sỹ chuyên môn và thiếu các loại thuốc đặc thù.

Chăm sóc đời sống tinh thần cũng như công tác tuyên truyền được thực hiện tốt.

Hòa nhập cộng đồng về các cụm công nghiệp là một buớc rất quan trọng. Ngoài những chính sách của trung ương, TP. HCM đã bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp đặc biệt thu hút lao động sau giai đoạn quản lý tập trung tại các trung tâm. Các chính sách chủ yếu: thuế, hỗ trợ mặt bằng, vốn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ dạy nghề, BHYT, BHXH… Song bên cạnh đó còn các vấn đề tồn tại như:

- Số doanh nghiệp đang hoạt động là rất ít, đến cuối năm 2006 chỉ có 6

doanh nghiệp tiếp nhận lao động sau cai nghiện. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân như: số lao động được dạy nghề trong trung tâm chưa đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe thường yếu hơn so với lao động bình thường; và việc thực hiện NQ 16 đến nay mới được thời gian ngắn nên các doanh nghiệp chưa hoàn thành các thủ tục về phê duyệt đầu tư và đi vào hoạt động.

- Chủ trương tạo việc làm cho người sau cai nghiện là đúng song thực tế các doanh nghiệp mới chỉ thu hút được 10% đối tượng sau cai, khoảng 700 lao động là người sau cai. Con số này chưa đáp ứng mục tiêu mà Thành phố đã đề ra.

4.4. Bài học kinh nghiệm.

- Phải thể hiện mạnh mẽ quyết tâm chính trị của Đảng Bộ Thành phố đến địa phương, cơ sở. Đề cao tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, năng động sáng tạovà quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện. Biết tổ chức huy động và biết phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến quận huyện và cơ sở; phân công cụ thể rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng tham gia thực hiện nhiệm vụ, phối hợp nhịp nhàng, chủ động với những hình thức nội dung phong phú. Xuất phát từ đặc điểm tình tình, đề ra chủ trương phải sát thực, phải có quyết tâm cao, thực hiện, kiên trì đề xuất và tranh thủ ý kiến của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành trung ương. Biết huy động sự hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền địa phương bạn và thực hiện tốt công tác dân vận tại địa phương nơi trung tâm trú đóng.

- Nhanh chóng tổ chức bộ máy, hình thành được khung cán bộ thích ứng với số lượng học viên cai nghiện, từ lãnh đạo đến nhân viên đều phải có tâm huyết ham học hỏi để nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Trong công tác lãnh đạo, biết chọn đúng và tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm; kết hợp triển khai bằng nhiều biện pháp đồng bộ, kiên quyết đẩy mạnh công tác đấu tranh triệt phá tệ nạn xã hội song song với tuyên truyền, vận động thường xuyên liên tục bằng nhiều biện pháp khác nhau thực hiện Chương trình 3 giảm “giảm tội phạm, ma túy, mại dâm” và công tác quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện.

- Chủ động trong triển khai nhiệm vụ, không trông chờ, ỷ lại Trung ương, ban hành đầy đủ các các quy định pháp luật đầy đủ, cụ thể; khẩn trương xây

dựng một hành lang pháp lý đảm bảo cho NQ16 được thực hiện một cách thống nhất. Để tránh những sai sót không cần thiết, Thành phố đã tổ chức nghiên cứu, soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi từ các cơ sở Đảng, Chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân để hình thành các quy định pháp lý là cơ sở cho việc hành động.

- Tập trung trong lãnh đạo và thống nhất trong chỉ huy, với quyết tâm thường xuyên sâu sát cơ sở, xử lý một cách khoa học những vấn đề mới phát sinh, sáng tạo và dũng cảm trong việc đề ra những biện pháp tháo gỡ, những vướng mắc trong quá trình tổ chức đồng bộ, chặt chẽ cả về phát động phong trào quần chúng, thường xuyên đúc kết kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 -33 )

×