0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khu vực châu Âu 25

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 25 -28 )

Thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặc dù dân số chỉ

hơn 500 triệu người nhưng dung lượng lớn vào bậc nhất thế giới, chiếm 40%

kim ngạch buôn bán thế giới ( trong đó EU chiếm 35% ) và đang có xu hướng

tăng lên; giá thường cao hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá mà thị trương EU đòi hỏi rất cao; bởi vậy, xuất khẩu vào thị

trường này phải hết sức chú trọng chất lượng hàng hoá. Chiến lược mở rộng

và thâm nhập thị phần tại châu Âu được xác định trên cơ sở chia châu Âu

thành 2 khu vực cơ bản : Tây Âu ( chủ yếu là EU ) và Đông Âu. Phấn đấu

xuất khẩu vào khu vực châu Âu tăng trưởng bình quân 18.9%/năm , đến năm

2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữở mức khoảng 22%.

1. Thị trường EU

Ngày 1/5/2004 Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu mở rộng bao gồm 25

nước thành viên với dân số trên 450 triệu dân, GDP khoảng 11.770 tỷ USD

(khoảng 9.700 tỷ Euro), chiếm khoảng 28,7% GDP và 19,8% lượng thương

mại thế giới. EU coi trọng vai trò và vị trí của Việt nam trong khu vực Đông nam Á, trong quan hệ hợp tác Á-Âu tại các diễn đàn quốc tế và Việt Nam lá 1

đối tác có tiềm năng về kinh tế, thương mại, đầu tư… trong tương lai. Khi buôn bán với khu vực này cần chú ý 5 đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, EU là thị trường rộng lớn, có sức mua rất lớn và đây là thị

trường tự do lưu thông hàng hoá nhất thế giới.

Thứ hai, người dân châu Âu ưa chuộng hàng hoá có nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy giá cả không phải là giải pháp cạnh tranh tối ưu

Thứ ba, thị trường EU là thị trường khó tính, coi trọng mẫu mã và thời trang. Người tiêu dùng luôn tỏ ra thận trọng và bảo thủ.

---------------------------------------------------------

Thứ tư, thị trường EU luôn bảo vệ người tiêu dùng. Họ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực để buộc các nước xuất khẩu phải thực hiện

Thứ năm, hàng hoá đưa vào thị trường EU theo 2 kênh: tập đoàn và

không tập đoàn.

Thị trường EU đưa ra các yêu càu khá khắt khe đối với hàng nhập

khẩu. Mặc dù thuế quan thấp nhưng là thị trường bảo hộ chặt chẽ bởi rào cản kỹ thuật rất nghiêm ngặt như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội( không sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em…).Hiện tại, EU vẫn đang áp dụng giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch đối với nhiều loại hàng hoá, trong đó có giày dép, dệt may, nông sản.

Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường khu vực EU có những thuận lợi

và khó khăn nhất định:

Về thuận lợi, EU là 1 trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới,

có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, nhu cầu nhập khẩu hàng

năm của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện. Việt Nam và

EU đã sành cho nhau chếđộđãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EU cam kết dành

cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ đãi phổ cập (GSP). Việt Nam đã

thực hiệnvòng đám phán song phương với EU để chuẩn bị gia nhập WTO,

còn EU cũng đã bãi bỏ quy định chếđộ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may vủa Việt Nam. Đặc bịêt, từ tháng 10/1999 đến nay, EU đã công nhận hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào danh sách 1, tức là đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU mà không bi kiểm tra thường xuyên. Đây là 1 lợi thế quan trọng đối với các hàng xuất khẩu thuỷ sản của ta.

---------------------------------------------------------

Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở khu vực này khá lớn, với con số trên dưới 1 triệu người, trong đó đội ngũ tri thức và cán bộ kỹ thuật - công nhân lành nghề chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ. họ luôn luôn hướng về Việt Nam và muốn

đóng góp để xây dựng quê hương.

Về khó khăn, EU có tới 25 nước thành viên, vì thế có những điểm khác biệt về văn hoá giữa các nước và 25 hệ thống pháp lý khác nhau. Có thể nhận thấy rằng, thị trường Eu chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trong thực tế

nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có 1 bản sắc và đặc trưng

riêng. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu khi xuất hàng hoá sang thị trường này

không phải đáp ứng nhu cầu cho 1 thị trường nhỏ bé, tập trung mà lại là 1 thị

trường có quy mô rộng lớn, đa dạng nhu cầu.

Xu hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU đang ngày càng

được nới lỏng, các nhà xuất khẩu Việt Nam vì thế mà phải đương đầu với những thử thách và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường này. Trung Quốc đã

trở thành thành viên chính thức của WTO nên hàng xuất khẩu của họ được

hưởng nhiều ưu đãi hơn khi thâm nhập vào thị trường này. Do đó, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam lại càng phải cạnh tranh gay gắt hơn (Đặc biệt là hàng nông sản, giày dép, dệt may ) .

Ngoài ra, kênh phân phối của EU rất phức tạp. Có 1 số mặt hàng của ta rất được ưa chuộng tại EU như đồ gỗ gia dụng, đồ gốm sứ mỹ nghệ nhưng cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận trực tiếp được với

kênh phân phối này.

Tóm lại, EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Việc nhiều nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc với tiềm năng xuất khẩu lớn và đã có nhiều kinh nghiệm có mặt ở thị trường EU là 1 khó khăn lớn đối với Việt Nm khi thâm nhập thị trường này, Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường

---------------------------------------------------------

đang bị sức ép rất mạnh của hàng Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…Phần

lớn hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của ta về chất lượng, giá cả và nguồn cung cấp ổn định.

2. Thị trường Đông Âu và SNG

Trước đây, thị trường Đông Âu và thị trường Nga đều là những thị

trường truyền thống của Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là thị trường Nga. Nhưng từ sau khi Đông Âu tan rã, và Nga có một số cải tổ

quan trọng về mặt chính trị thì quan hệ buôn bán giữa ta và khu vực này có bị

gián đọan trong một thời gian. tất nhiên, là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và thị trường khu vực này chưa bao giờ mất hẳn, nhưng cũng ảnh hưởng không

nhỏđến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đông Âu và Nga trong một

giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình hình có vẻ

khả quan hơn.

Toàn bộ tình hình trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhìn nhận đây là

những thị trường truyền thống có nhiều tiềm năng nhưng cũng yêu cầu hàng hoá có sức mạnh cạnh tranh cao, đều vận hành theo cơ chế thị trường với một số đặc thù của giai đoạn chuyển đổi. Theo hướng đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này. Quỹ Hỗ trợ Tín dụng xuất khẩu cần sớm thụ7c hiện bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho người

xuất khẩu hàng hoá vào Nga và Đông Âu theo phương thức “Nhà nước dianh

nghiệp cùng làm”, xây dựng một số Trung tâm tiêu thụ hàng hoá, hỗ trợ, tận dụng cộng đồng người Việt để đưa hàng vào Nga và Đông Âu, tạo một số cơ

sở sản xuất tại chỗ…

Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu sẽ là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả, hoá phẩm tiêu dùng, dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 25 -28 )

×