Bảng 6 KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2003
2.2.3. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường
Trong những năm qua, cơ cấu mặt hàng cũng như các thị trường xuất nhập khẩu của công ty không ngừng được mở rộng. Từ chỗ đa phần xuất nhập khẩu uỷ thác cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các đơn vị trong ngành, đến nay công ty đã tiến hành xuất nhập khẩu cả các mặt hàng ngoài ngành cho nhiều ngành công nghiệp khác. Các đối tác nước ngoài của công ty cũng được mở rộng về diện, trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU,…
Bảng 8 - KIM NGẠCH NHẬP KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG (Đơn vị: 1000 USD) Thị trường 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) EU 16.313,883 40,1 19.432,92 39 20.472,375 38,5 Mỹ 19.934,67 49 24.066,924 48,3 25.240,95 47,4 Nga 895,026 2,2 1.245,7 2,5 1.435,725 2,7 Trung Quốc 813,66 2 1.195,872 2,4 1.382,55 2,6 ASEAN 2.237,565 5,5 2.989,68 6 3.456,375 6,5 Hàn Quốc 284,781 0,7 548,108 1,1 691,275 1,3 Hà Lan 203,415 0,5 348,796 0,7 531,75 1 Tổng 40.683 100 49.828 100 53.175 100
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất nhập khẩu của công ty
− Thị trường EU: qua bảng số liệu ta có thể thấy thị trường EU là một trong hai thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất trong cơ cấu thị trường của công ty. Các mặt hàng mà công ty nhập khẩu từ thị trường này bao gồm: phụ tùng máy bay Airbus, máy bay Boeing, máy bay ATR75, máy bay Foker, các thiết bị trạm xưởng và thiết bị sân bay, dụng cụ phục vụ hành khách. Các đối tác thường là bạn hàng lâu năm của công ty nên công ty được hưởng những ưu đãi nhất định. − Thị trường Mỹ: cũng như thị trường EU, thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất
của công ty trong hoạt động nhập khẩu thiết bị. Điều này có thể hiểu được khi ngành công nghiệp hàng không của Mỹ đã đạt tới trình độ phát triển cao với nhiều hãng sản xuất máy bay, nhất là hãng Boeing. Thị trường Mỹ tập trung nhiều nhà sản xuất đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng các thiết bị mà công ty có nhu cầu cần nhập khẩu. Do đó, công ty cần chú trọng mở rộng quan hệ với các đối tác tại thị trường này nhằm tận dụng tối đa những lợi thế về mẫu mã, chất lượng thiết bị nhập khẩu.
− Thị trường Nga: Đây là thị trường khá ổn định của công ty với một văn phòng đại diện. Tuy nhiên hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty mới chỉ khai thác được rất ít từ thị trường này. Hàng hoá nhập khẩu từ Nga chỉ có thiết bị phục vụ cho sân bay. Nga có ngành công nghiệp nặng hàng đầu thế giới, do vậy công ty cần mở rộng đối tác tại Nga để khai thác những tiềm năng to lớn của thị trường này.
− Thị trường Trung Quốc: Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có những bước tiến nhảy vọt trong nền kinh tế. Công ty đang chú trọng đến khả năng sản xuất các mặt hàng phục vụ cho hành khách như khăn ăn, ly,… chứ chưa quan tâm đến việc nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng phục vụ cho các loại máy bay hay cho sân bay, trạm xưởng. Điều cần lưu ý trong khi làm việc với những đối tác này là phải chặt chẽ trong khâu thanh toán và kiểm tra chất lượng hàng hóa.
− Thị trường ASEAN: Tại thị trường này, mặt hàng mà công ty hay nhập từ ASEAN chủ yếu là từ Singapore bao gồm: phụ tùng cho máy bay Airbus, dụng cụ phục vụ hành khách, và thiết bị sân bay. Đây là thị trường tiềm năng cho công ty có thể khai thác nhằm giảm chi phí vận chuyển nhập khẩu phụ tùng cho máy bay Airbus với chất lượng như nhau.
− Thị trường Hàn Quốc, Hà Lan: Đây là hai thị trường mới của công ty và nó có xu hướng ngày càng mở rộng quan hệ mua bán với công ty. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ các thị trường này ngày càng tăng. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là phương thức vận tải chủ yếu bằng đường biển với chi phí vận chuyển khá cao nhưng đây là hai thị trường này ngày càng giàu tiềm năng cho sự phát triển của công ty.