Yêu cầu tối thiểu đối với sự phù hợp của sản xuất F.1 Yêu cầu chung

Một phần của tài liệu TCVN 6976:2001 (Trang 28 - 30)

F.1 Yêu cầu chung

F.1.1 Các yêu cầu về sự phù hợp được coi như thoả mãn cả về mặt cơ học và hình học nếu sự saikhác không vượt quá những sai lệch tất nhiên của sản xuất theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. khác không vượt quá những sai lệch tất nhiên của sản xuất theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

F.1.2 Đối với những đặc tính quang học, sự phù hợp các đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận, nếu

khi thử nghiệm đặc tính quang học của bất kỳ một đèn nào được chọn một cách ngẫu nhiên và được lắp với một đèn sợi đốt chuẩn có giá trị độ lệch không thuận lợi đo được khoảng hơn 20% giá trị quy định (Điểm B50 và các góc dưới bên trái và phải của vùng D).

Nếu kết quả thử nghiệm nêu trên không thoả mãn yêu cầu, các thử nghiệm trên đèn phải được thực hiện lại và phải dùng đèn sợi đốt chuẩn khác.

F.1.3 Việc kiểm tra sự thay đổi của vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt,

cần thực hiện theo phương pháp sau:

Một trong các mẫu đèn cần phải được kiểm tra theo quy trình quy định trong D.2.1 của phụ lục D sau khi được thử ba lần liên tiếp theo quy trình được quy định trong D.2.2.2 của phụ lục D.

Đèn coi như chấp nhận được nếu ∆r không vượt quá 3,0 mrad.

Nếu giá trị này vượt quá 3,0 mrad nhưng không lớn hơn 4,0 mrad, phải kiểm tra một đèn thứ hai, kết quả trung bình cộng của các giá trị tuyệt đối đo được trên cả hai mẫu không được vượt quá 3,0 mrad.

F.1.4 Hệ toạ độ màu phải phù hợp với khi đèn được lắp một đèn sợi đốt theo nhiệt độ màu tiêu chuẩn A.

Đặc tính quang học của đèn phát ra ánh sáng màu vàng chọn lọc mở rộng khi được lắp bóng đèn sợi đốt không màu phải bằng giá trị trong tiêu chuẩn này nhân với 0,84.

F.2 Yêu cầu tối thiếu đối với kiểm tra sự phù hợp do nhà sản xuất thực hiện

Đối với từng kiểu đèn được phê duyệt phải thực hiện ít nhất các kiểm tra sau đây trong khoảng thời gian thích hợp. Các thử nghiệm phải được thực hiện theo các quy định của tiêu chuẩn này.

Nếu bất kỳ một mẫu nào thể hiện sự không phù hợp đối với kiểu thử nghiệm được đề cập tới thì phải lấy các mẫu khác và thử nghiệm tiếp.

29 nhiệm việc thử nghiệm phê duyệt. Nhà sản xuất phải chứng minh được rằng các phương pháp áp dụng là tương đương với các phương pháp được nêu trong tiêu chuẩn này.

F.2.2.3 Việc áp dụng mục F.2.2.1 và F.2.2.2 đòi hỏi phải có sự hiệu chuẩn các thiết bị thử nghiệm và

tính tương thích đối với các phép đo được thực hiện bởi Cơ quan có thẩm quyền.

F.2.2.4 Trong mọi trường hợp, các phương pháp chuẩn phải là các phương pháp được trình bày trong

tiêu chuẩn này, đặc biệt đối với việc kiểm tra và lấy mẫu mang tính chất quản lý.

F.2.3 Phương pháp lấy mẫu

Đèn mẫu phải được chọn ngẫu nhiên trong lô sản phẩm đồng loạt. Lô sản phẩm đồng loạt là một nhóm các đèn có cùng kiểu, được xác định theo phương pháp chế tạo của nhà sản xuất.

Sự đánh giá nói chung phải bao hàm sản xuất hàng loạt từ các nhà máy riêng biệt. Tuy nhiên, có thể gộp các kết quả có liên quan đến cùng một kiểu đèn từ một vài nhà máy lại với nhau, miễn các nhà sản xuất này hoạt động dưới cùng một hệ thống chất lượng và quản lý chất lượng.

F.2.4 Đo và ghi lại các đặc tính quang học

Đèn được lấy mẫu phải được đo đặc tính quang học tại các điểm quy định trong tiêu chuẩn này, giá trị được giới hạn theo các điểm B 50 và góc dưới bên trái và bên phải của vùng D (xem hình trong phụ lục C).

F.2.5 Chuẩn quyết định khả năng chấp nhận

Nhà sản xuất có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu thống kê các kết quả thử và xác định chuẩn quyết định khả năng chấp nhận của các sản phẩm để thoả mãn các yêu cầu đặt ra đối với kiểm tra sự phù hợp của sản xuất nêu trong 8.1 của tiêu chuẩn này.

Chuẩn quyết định khả năng chấp nhận phải là chuẩn sao cho, với độ tin cậy bằng 95%, xác suất nhỏ nhất qua được một kiểm tra đột xuất theo phụ lục G có thể bằng 0,95.

Một phần của tài liệu TCVN 6976:2001 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)