L 1: số lượng lao động kỳ kế hoạch
2.2.5.2. Những hạn chế
Tuy chúng ta nhận thấy năng suất lao động bình quân qua các năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng không cao giữa các năm, năm sau tốc độ tăng năng suất giảm so với năm trước. Như tốc độ tăng năng suất của năm 2005 so với năm 2004 là 134,8 %, còn tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005 là 122.5%, đến năm 2007 so với năm 2006 là 122.7%.
Ngoài ra, tuy tốc độ tăng tiền lương bình quân cao nhưng lại không ổn định, năm 2005 tốc độ tăng là 129,3 % nhưng năm 2006 thì tốc độ này lại chỉ có 109.9%, đến năm 2007 thì tốc độ tăng lại 142, 6%.
Bên cạnh đó, thì như đã phân tích ở trên, quỹ lương của công ty chủ yếu xuất phát từ nguồn doanh thu, chưa có quỹ lương dự phòng cho năm sau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn bất chợt.
Tiếp nữa là công tác đánh giá xếp loại A, B, C vẫn mang tính chủ quan, chưa có thang đánh giá công việc cụ thể, các tiêu chí chỉ rất đơn giản. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công việc và không phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động, không tạo được động lực làm việc cho người lao động.
Và cách phân phối tiền lương cho người lao động trong khối sản xuất trực tiếp chưa thể hiện được mức đóng góp của mỗi cá nhân vào kết quả chung. Dẫn đến năng suất lao động của cá nhân không được cao.
Trong quá trình thực tập em cũng nhận thấy hoạt động chấm công chỉ mang tính chất hình thức.
Bên cạnh đó thì công tác tuyên truyền, phổ biến quy chế vẫn mang tính hình thức, chỉ có các cán bộ cấp cao mới biết đến quy chế, người lao động vẫn chưa quan tâm nhiều đến quy chế trả lương. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác xây dựng một quy chế mới khi cần có ý kiến của người lao động