Chợ truyền thống quy mô lớn – Chợ Bình Tây Sơ lược về chợ Bình Tây

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM (Trang 39 - 45)

Sơ lược về chợ Bình Tây

1.1.1.1. Lịch sử hình thành:

Trong những năm 1776, vùng đất Sài Gòn (tức vùng Chợ Lớn ngày nay, còn Sài Gòn ngày nay trước kia được gọi là Bến Nghé) là nơi định cư của người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hoà ngày nay) sau khi chạy lánh nạn do chiến tranh giữa Nguyễn Anh và quân Tây Sơn. So với Cù Lao Phố, Sài Gòn có nhiều lợi thế hơn hẳn do có giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi. Theo phong tục tập quán, người Hoa thường lập chợ khi đến nơi định cư mới nhằm có chỗ để trao đổi hàng hoá. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân nơi đây gọi là Chợ Lớn.

Chợ Lớn ngày càng phát triển sung túc, nhiều người dân từ nơi khác tập trung đến làm ăn mua bán. Chợ trở nên chật hẹp không thể phát triển thêm. Chính quyền tỉnh Chợ Lớn thời đó cũng dự định xây dựng chợ mới nhưng chưa tìm được đất. Hay tin, Quách Đàm bỏ tiền ra mua mảnh đất sình lầy rộng trên 25.000m2 ở thôn Bình Tây và cho san lấp bằng phẳng, xây dựng chợ mới bằng bê tông cốt thép tặng nhà nước. Riêng Ông chỉ xin xây dựng mấy dãy phố lầu xung quanh chợ và dựng tượng Ông chính giữa chợ sau khi Ông qua đời.

Quách Đàm, thương hiệu Thông Hiệp (1863 – 1927, theo ghi khắc tại bệ đá thờ Ông trong hoa viên của chợ), người được xem như thần tài của chợ Bình Tây, người làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc rời quê hương với hai bàn tay trắng. Thuở ban đầu Ông đi thu mua ve chai, lông vịt và các loại nguyên liệu phế thải để kiếm sống qua ngày. Nhờ đức tính cần cù chịu khó, lại giỏi tính toán, bán buôn Ông dần trở thành người giàu có. Khi được chính quyền tỉnh Chợ Lớn đồng ý, Ong tổ chức xây chợ mới theo lối kiến trúc Trung Quốc và áp dụng kỹ thuật xây dựng hiện đại của

Pháp thời bấy giờ. Riêng tượng Ông Quách Đàm bằng đồng được thuê đúc tận bên Pháp. Sau khi mất tượng Ông Quách Đàm được gia đình ông dựng lên vào năm 1930 trên bệ cao, dưới chân tượng có kỳ lân chầu và rồng phun nước. Hiện nay, tượng của Ông được lưu giữ và bảo quản tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ mới sau khi xây xong rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất khá rộng nên được người dân gọi là Chợ Lớn Mới. Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thuỷ bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, Chợ Lớn Mới nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, giữ tính chất đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, trong nước và các nước láng giềng cho đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Ngay sau ngày giải phóng, chính quyền Cách mạng tiếp nhận quản lý, sắp xếp cho nhân dân tiếp tục mua bán phục vụ hàng hoá cho cả nước và các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc và đổi tên chợ là chợ Bình Tây cho đến ngày nay. Năm 1992, tiếp tục phát huy thế mạnh của chợ, UBND Quận 6 tổ chức sửa chữa nâng cấp nhà lồng chợ thêm một tầng lầu. Năm 2006 tiếp tục đầu tư cải tạo sửa chữa khu vực Trần Bình - Lê Tấn Kế khang trang sạch đẹp, chợ Bình Tây vì thế trở thành một trong những ngôi chợ lớn của thành phố với 2.358 quầy sạp. Khu vực nhà lồng chợ có 1446 sạp, trong đó tầng trệt là 698 sạp, tầng lầu có 748 sạp. Khu vực ngoài nhà lồng có 912 sạp, trong đó Trần Bình có 408 sạp, Lê Tấn Kế có 328 sạp, Phan Văn Khoẻ là 176 sạp. Các ngành hàng được bố trí, sắp xếp hợp lý, tập trung theo từng khu vực kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành hàng. Bà con người Hoa vẫn tập trung về chợ làm ăn mua bán mà đa số là người Hoa sinh sống tại các quận 5, quận 6 và quận 11. Tiểu thương người Hoa hiện chiếm tỷ lệ 25% số lượng hộ kinh doanh tại chợ Bình Tây.

Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, chợ Bình Tây ngày nay vẫn giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn của thành phố và của quận 6 mặc dù có sự cạnh tranh khá quyết liệt của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với lối kiến trúc cổ xưa của Trung Quốc và bề dày lịch sử lâu năm nên chợ đang mở ra một hướng phát triển mới đó là điểm du lịch tham quan mua sắm nhiều tiềm năng cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Hàng năm có trên 120.000 lượt khách du lịch người nước ngoài đến tham quan và mua sắm tại chợ do các Công ty du lịch của cả nước đưa tới, trong đó nhiều nhất là Công ty du lịch Sài Gòn. Đến với chợ Bình Tây, du khách vừa được ngắm nhìn kiến trúc cổ, tìm hiểu lịch sử của chợ và mua sắm với giá cả phù hợp.

1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức: Tổ Văn phòng – Tài chính – Kế hoạch:

Quản lý hành chính về mặt Nhà nước mọi hoạt động kinh doanh của chợ. Tổ chức thực hiện thu nộp ngân sách theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND Quận 6 giao hàng năm và kế hoạch tài chính tại đơn vị. Hỗ trợ Đội thuế chợ Bình Tây thực hiện việc thu thuế tại địa bàn chợ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội tại chợ. Tiếp nhận và hoà giải các vụ khiếu nại trong làm ăn mua bán.

Đội Bảo vệ chợ:

Phụ trách về ANTT và an toàn PCCC tại chợ, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước và hàng hoá của các hộ kinh doanh trong đêm.

Thực hiện các nhiệm vụ duy tu sửa chữa các hạng mục xuống cấp của chợ, sửa chữa điện nước cho các hộ kinh doanh, quản lý, bảo trì hệ thống điện, máy phát điện tại chợ đảm bảo cung cấp điện liên tục tại chợ.

Chi bộ Đảng và các đoàn thể:

Chợ Bình Tây có Chi bộ chợ Bình Tây và các đoàn thể gồm Công đoàn, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.

Mức thu phí cho các hộ kinh doanh trong chợ:

Mức thu phí chợ theo Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của UBND thành phố Hồ- Khu kinh doanh nhà lồng chợ

Ngành Hàng Mức giá phí chợ Bách hóa 30.000/m2/tháng

Vải 40.000/m2/tháng

Vàng 46.000/m2/tháng

Khác 30.000/m2/tháng

- Khu kinh doanh Phan Văn Khỏe

Ngành Hàng Mức giá phí chợ

Ăn uống 28.000/m2/tháng

Khác 22.000/m2/tháng

- Mức thu phí vệ sinh theo văn bản 572/TCKH của Phòng Tài Chánh Kế Hoạch Quận 6 được UBND Quận 6 phê duyệt ngày 21/09/2007

- Mức phí vệ sinh: 25.000/sạp/tháng

- Mức thu tiền nước theo văn bản 572/TCKH của Phòng Tài Chánh Kế Hoạch Quận 6 được UBND Quận 6 phê duyệt ngày 21/09/2007

- Giá tiền nước: 14.000/m3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức thu phí trông giữ hàng hoá qua đêm theo văn bản 572/TCKH của Phòng Tài Chánh Kế Ho- Mặt tiền chợ

Ngành Hàng Mức phí

trông giữ hàng hoá qua đêm

Vàng 200.000/sạp/tháng

- Nhà lồng chợ - Trần Bình - Lê Tấn Kế

Mức phí trông giữ hàng hoá qua đêm: 90.000/sạp/tháng - Khu kinh doanh Phan Văn Khỏe

Ngành Hàng Mức giá phí bảo vệ

Thịt 50.000/sạp/tháng

Cá 60.000/sạp/tháng

Khác 90.000/sạp/tháng

- Mức thu tiền điện theo văn bản 572/TCKH của Phòng Tài Chánh Kế Hoạch Quận 6 được UBND Quận 6 phê duyệt ngày 21/09/2007

- Nhà lồng chợ

Giá tiền điện: 3.600/kWh

- Trần Bình - Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe thu tiền điện theo hình thức khoán sử dụng

Đèn 1,2m Đèn 0,6m Quạt I Quạt II Quạt III

43.000/tháng 21.500/tháng 64.500/tháng 43.000/tháng 28.500/tháng

Đèn 100W Đèn 75W Máy hát Motor I Motor II

108.000/tháng 86.000/tháng 21.500/tháng 108.000/tháng 72.000/tháng

Hồ Chí Minh, theo Thông báo số 02/TB-BQL ngày 11/01/2008 của Ban quản lý chợ Bình Tây

Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh

Chợ Bình Tây hiện nay có trên 2.300 quầy sạp kinh doanh với hơn 30 nhóm ngành hàng. Các ngành hàng chủ lực bao gồm: Gia vị (bào ngư, vi cá, bong bóng cá, kim châm, các loại nấm… phục vụ nấu ăn), Mứt, bánh các loại, Quần áo may sẵn, Giày dép, Túi xách da, Đồ gia dụng (sành sứ, nhựa, nhôm, inox...), Bách hoá tổng hợp, Trang sức xi mạ, Vàng bạc đá quí….. Được chia làm 5 khu vực chính:

Khu vực Tầng trệt: bao gồm cả mặt tiền chợ đường Tháp Mười. Các ngành hàng chủ lực là: sành sứ, nhang đèn, đinh kẽm, gia vị, nylon - áo mưa, giày dép, túi xách, tranh ảnh - đồ cưới, vải sợi, nhựa, nón, đồ nhôm, dao kéo, trang sức - xi mạ, túi nylon, đồ hộp, mứt trái cây, điện thoại

Khu vực tầng lầu: có các mặt hàng chủ lực là: quần áo may sẵn, bách hoá, bánh kẹo

Khu vực Trần Bình: Là khu vực mới được xây dựng sau gồm các nhóm ngành hàng: gia vị tổng hợp, gia vị cao cấp, hải sản cao cấp, mức chế biến, trà - cà phê, trái cây, hoa tươi

Khu vực Lê Tấn Kế: tôm - cá khô, dầu mỡ, tương chao, đậu - bột, đường, nón lá, gạo, mây tre gia dụng, trầu cau, rau củ Đà Lạt, bún tươi, lá xông, mắm, cải mặn, cải chua, đô chua, dừa, rau cải, trứng, sương sáo, nấm rơm, nước màu, nghêu, gia vị

Khu vực Phan Văn Khoẻ là khu vực bán thực phẩm chính của chợ. Bao gồm các mặt hàng: ăn uống, thịt heo, thịt bò, tôm, cua - ếch - hàu, cá biển, cá đồng, vịt - heo quay, cá hấp, đậu hũ, kiệu chua, cá khô, trứng, gà - vịt sống, nước đá...

Chợ hoạt động suốt từ 2 - 3 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm. Tại đây khách hàng sẽ luôn tìm được những mặt hàng vừa ý với giá sỉ và ít khi bị nói thách. Du khách nước ngoài rất thích đến chợ Bình Tây để tham quan, mua sắm. Nhiều công ty du lịch đã đưa chợ vào danh mục tham quan trong tour của mình.

Nhìn chung khó có thể nói ưu thế của chợ là bán những mặt hàng nào, bởi gần như các mặt hàng thông thường đều có bán ở chợ, thế mạnh của chợ là hàng hóa đa dạng. Đặc biệt là chúng ta có thể mua rẻ hơn nơi khác như cái móc khóa bạn mua ở ven đường, văn phòng phẩm có giá trên mười nghìn một cái thì ở đây bạn có thể mua khoảng trên hai mươi nghìn nhưng là cho chục chiếc và chỉ mua được chục chiếc trở lên, bởi đây là nguồn cung úng hàng hóa cho các nơi khác như các chợ nhỏ hơn, các quầy tạp hóa…tuy nhiên, các của hàng ở đây rất ít khi bán lẻ, họ chỉ bán lẻ các mặt hàng có giá trị cao có giá từ vài chục ngàn như mực khô…Hay đồ sử dụng hàng ngày, không dự trữ được như thịt, cá, tôm…

Khách hàng và thị trường mục tiêu

Khách hàng tới chợ cũng rất đa dạng: xung quanh bên ngoài chợ bán các đồ tiêu dùng hàng ngày, khách ở đây là những hộ gia đình, những ngưới mua hàng hóa về sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Bên trong chợ, chủ yếu là bán sĩ, khách hàng là những ngưới mua đi bán lại và thông thường là khách quen. Những người này tới từ nhiều nơi khác nhau, từ các tỉnh lân cận thậm chí là các tỉnh miền trung như là Bình Định, Phú Yên... thậm chí là miền Tây và Campuchia. Những ngưới này tới xem hàng hóa, thỏa thuận giá, số lượng…sau đó họ ký vào sổ xác nhận của ngưới bán và lấy hàng, hàng hóa được dự trữ ở nhà người bán, nếu người mua mua với số lượng lớn ở sạp không đủ thì họ sẽ về nhà lấy, hàng hóa sẽ được vận chuyển bởi những người khuân vác. Những ngưới này có thể do người bán hay người mua thuê, thông thường là người bán thuê vì khu vực này họ am hiểu hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra phải kể đến một lượng khách hàng khá tiềm năng, đó là khách du lịch từ nước ngoài tới Việt Nam. Khách du lịch rất thích tới chợ vì ở đây họ sẽ trực tiếp thấy được cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam, họ được tiếp xúc, trò chuyện với người bản xứ,tập làm giống như người Việt, trả giá mua các món hàng họ thích mà không có bán ở những nơi khác, hoặc mua hàng với giá thấp. Ngoài ra, chợ này có rất nhiều người Việt gốc Hoa làm ăn nên du khách tới đây là cũng tìm hiểu một phần nào đó văn hóa của người Hoa

Đối thủ cạnh tranh chính

Đối thủ cạnh tranh hiện nay của các loại chợ nói chung phải kể đến siêu thị, các cửa hàng tiện lợi. Nhưng ở đây em xin nói tới một đối thủ cạnh tranh rất lớn của chợ Bình Tây đó là chợ Bến Thành.

Chợ Bến Thành là biểu tượng, là hình ảnh độc đáo mà bất kì ai khi đến Sài Gòn cũng phải một lần ghé qua. Với vị trí ngay tại trung tâm thành phố và lịch sử tồn tại lâu dài, luôn song hành với sự phát triển thăng trầm của thành phố trẻ này, chợ Bến Thành luôn được mọi du khách ưu tiên tìm đến

Năm 1912, nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ khoảng năm 1911 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây.

Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành một chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quí hiếm của trong nước và nước ngoài.

Sau ngày giải phóng, năm 1975, chợ Bến Thành được sắp xếp và cải tạo lại một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn. Trong chợ Bến Thành ngày nay chúng ta có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày, hàng nhập cảng cũng như hàng nội hóa, từ những mặt hàng thông thường đến những hàng xa xỉ phẩm.

Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 đã cho chỉnh trang và sửa chữa lớn chợ Bến Thành. Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sữa chữa và làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa.

Chợ Bến Thành ngày nay có hơn 3.000 hộ kinh doanh. Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hoá chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước – đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – cùng các mặt hàng công nghệ hiện đại trên thế giới, luôn là điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách để mua được những sản phẩm, vật lưu niệm đậm đà bản sắc Việt, đặc biệt là vùng đất Nam BộCũng giống như chợ Bình Tây, chợ Bến Thành cũng tập trung chủ yếu cho việc bán sỉ các hàng hóa, là đầu mối lấy hàng của những người mua đi bán lại.

Chợ Bến Thành không chỉ là nơi buôn bán mà giờ đây thành một địa chỉ tham quan du lịch của TPHCM. Chợ Bến Thành là một góc sinh hoạt của thành phố như một

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM (Trang 39 - 45)