0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Quy tắc của CEPT

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA HAI CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN THÔNG QUA VIỆC SO SÁNH CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ CÁC MẪU CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CO) (Trang 28 -28 )

- Quy định về những công đoạn gia công, chế biến đơn giản:

Những công đoạn bao gồm: Đảm bảo việc bảo quản hàng hoá trong tình trang tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho; Hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển; và Đóng gói hoặc trưng bày hàng hoá để bán được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá.

- Quy tắc “Giá trị tối thiểu” – De Minimis: quy định đối với sản phẩm không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hoá, nếu phần giá trị nguyên liệu không có xuất xứ mà có mã số hàng hoá giống với mã số hàng hoá của sản phẩm đó nhỏ hơn 10% giá trị FOB của sản phẩn, vẫn được coi là có xuất xứ. Tuy thế, khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị Asean cho một sản phẩm, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ trên vẫn được tính vào giá trị nguyên liệu không có xuất xứ.

o Vật liệu đóng gói và bao bì để bán lẻ: nếu áp dụng tiêu chí hàng lượng giá trị Asean để xác định xuất xứ hàng hoá, giá trị của vật liệu đóng gói và bao bì được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hoá; nếu không áp dụng. vật liệu đóng gói và bao bì sẽ được loại trừ trong việc xem xét tất cả vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hoá có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá của sản phẩm đó hay không

o Bao bì và vật liệu đóng gói dùng để vận chuyển hàng hoá không được xem xét khi xác định xuất xứ của hàng hoá đó.

- Quy định về phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ: khi xác định xuất xứ hàng hoá, không cần phải xem xét xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và cá tài liệu hướng dẫn đi kèm theo hàng hoá đó, miễn là chúng phải được nước thành viên nhập khẩu phân loại và thu thuế nhập khẩu cùng với hàng hoá đó.

- Quy định về các yếu tố trung gian: Khi xác định xuất xứ hàng hoá, không cần phải xác định xuất xứ của những yếu tố đã được sử dụng trong quá trình sản xuất và không còn nằm lại trong hàng hoá, bao gồm: nhiên liệu; dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc; phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng; dầu nhờn và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc vận hành thiết bị; găng tay, quần áo, các thiết bị an toàn; dụng cụ, máy móc dùng để kiểm tra hàng hoá; các chất xúc tác và dung môi; bất kỳ nguyên liệunào khác không còn nằm lại trong sản phẩm nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.

- Quy định về nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau: sử dụng các quy định về kế toán và quản lý kho để xác định xuất xứ của các nguyên vật liệu nàytrong trường hợp hàng hoá có pha trộn hoặc kết hợp nguyên liệu có xuất xứ và nguyên liệu không có xuất xứ, và phải áp dụng một phương pháp kế toán trong suốt năm tài chính đang xét.

Phần III:

Phân tích CO mẫu A và CO mẫu D

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) mẫu A và Co mẫu D đều thuộc dạng CO ưu đãi, tức là hàng hoá khi có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu này sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN KỸ THUẬT VIỄN THÔNG TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA HAI CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN THÔNG QUA VIỆC SO SÁNH CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ CÁC MẪU CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CO) (Trang 28 -28 )

×