II.4 GIAI ĐOẠN TỪ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU (2008) ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH – TÍNH CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN (Trang 41)

IV. Tự do hóa về giao dịch vốn

II.4 GIAI ĐOẠN TỪ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU (2008) ĐẾN NAY

a) Tính chuyển đổi VND

Năm 2007 để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử kinh tế khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào 11/01/2007. Đây có thể là một cơ hội vàng để bắt kịp các nước trong khu vực nên kế hoạch năm 2008 đã đặt mục tiêu tăng GDP ở mức 8.5- 9%, bằng cách vừa tập trung kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính gián tiếp, vừa tăng cường vai trò của các tập đoàn quốc doanh và các công ty con của chúng bằng cách cung cấp đất công, tiền ngân sách cùng tín dụng một cách dễ dãi.

Tuy nhiên, dường như chính quyết tâm đạt tốc độ tăng GDP cao bằng chính sách bơm tín dụng quá trớn cho doanh nghiệp nhà nước và tăng mức cung tiền (M2) rất lớn đã làm cho lạm phát nhảy vọt. Trong năm 2008 tốc độ lạm phát ở hầu hết các nước nói

chung có cao hơn trước nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Ở các nước phát triển, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 2,2% năm 2006 lên 3,5% 2007 trong khi ờ các nước đang lên châu Á lạm phát tăng từ 2,2% lên 8,4% trong cùng thời kỳ. Nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, chỉ số CPI đã là 8,3% năm 2007 và vọt lên 23,15% trong 10 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007.

Cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam tụt xuống khủng hoảng vào cuối năm 2007, thâm hụt 2007 là 14 tỷ USD, bằng 19,8% GDP, tăng gấp ba so với ba năm trước đó, và đạt mức 18 tỷ USD vào cuối năm 2008, bằng 20% GDP. Trong khi dự trữ ngoại tệ tại thời điểm này chỉ có khoảng 22 tỷ USD, và tư bản tài chính đã chấm dứt đổ vào Việt Nam vì thị trường chứng khoán suy sụp.

Đứng trước áp lực khủng hoảng cán cân thanh toán, lượng dự trữ ngoại tệ co rút lại, khôi phục xuất khẩu để vượt qua khủng hoảng kinh tế, vào 25/11/2009 Ngân hàng Nhà nước đã buột phải phá giá đồng tiền khi hạ tỷ giá hối đoái chính thức giữa VND và đô la xuống khoảng 5,3%.

Lạm phát phi mã, phá giá bản tệ, đã khiến người dân lao vào đổi những đồng tiền tiết kiệm của mình sang đô la và vàng, thiên về cất giữ để đảm bảo giá trị. Các nhà đầu tư nước ngoài thuộc loại khó điều khiển đã rút tiền của mình ra, và các doanh nghiệp nhà nước đã thận trọng tích trữ tiền mặt. Tất cả cùng tạo nên một tình trạng khan hiếm đô la liên tục. Với quá ít đồng tiền mạnh quay trở lại lưu thông, trong ít tháng gần đây bản tệ đã suy yếu rõ rệt trên thị trường phi chính thức, hiện tượng đô la hóa trở lại dâng cao. Trước tình hình này, chính phủ sau khi giảm tỷ giá hối đoái và siết chặt lại việc quản lý ngoại tệ, đã tiếp tục yêu cầu các tập đoàn nhà nước phải chuyển đổi các khoản vốn của mình từ đô la (ước tính trị giá 10,3 tỷ USD) sang đồng bản tệ nhằm hỗ trợ giá trị cho VND, giảm bớt tình trạng khan hiếm ngoại tệ mạnh. Tuy đây là biện pháp hành chính nhưng trước mắt nó có thể giải quyết phần nào tác động tiêu cực của đô la hóa, củng cố các trụ cột trong xuất khẩu để khôi phục vị thế ổn định đồng nội tệ.

b) Mức độ đô la hóa

Nhận xét thêm về vũ điệu tỷ giá sụt – trồi – đưng – tăng mạnh: Riêng năm 2007 do có làn sóng ngoại tệ tràn vào và tăng đột biến nên cho dù đã được ngân hàng nhà nước can thiệp rất mạnh song tỷ giá vẫn giảm trong suốt cả năm 2007 (chỉ giá chỉ tăng 1% so với lạm phát 2007 là 12,63%, sau đó gần 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giảm, giá trị đồng USD chạm đến 15.300 đ/USD trên thị trường thị do. Nhưng từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2008, đồng USD lại tăng giá đột ngột trở lại, sau đó ổn định tạm thời xung

quanh 16.200 đồng / USD rồi từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2008 lại tăng mạnh, đặc biệt trong tuần giữa tháng 6/2008 có ngày tăng rất mạnh lên trên 19.500 đồng / USD. Đây là nhữg dấu hiệu bất ổn. Nội hàm của sự bất ổn này nếu loại trừ yếu tố khách quan từ nước ngoài thì do chính sách quản lý ngoại ngoai hối lỏng lẻo.

Tình trạng đô la hóa trên thị trường tài chính Việt Nam còn khá phổ biến trên tất cả các chức năng tiền tệ, đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán, trao đổi và chức năng tín dụng qua ngân hàng thương mại đã tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ mỗi khi xuất hiện những biến động về ngoại tệ

Nhập siêu tăng liên tục, cao ky lục là trên 14 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2008 (chủ yếu rơi vào 4 tháng đầu năm)

Không ngoại trừ có một lượng nội tệ nằm tại các quỹ đầu tư và các quỹ tiền mặt của các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam đã mua vào khá nhiều đô la để chuyển đổi tiền tệ, tạo tâm lý bất ổn để đầu cơ tiền tệ ngay trên thị trường tiền tệ Việt Nam cùng với những hành vi vi phạm của một số đại lý thu đổi ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại giữ ngoại tệ không án lại cho ngân hàng theo cam kết. Hiện nay các đại lý thu dổi ngoại tệ đã bị ngưng hoạt động do chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hang Nhà Nước

Từ ngày 7-11-2007 VN chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO, cách cửa hội nhập mở ra đặt ra một vấn đề lớn mà chính phủ Việt Nam phải đối mặt, đó là cách xử lý các nguồn vốn ngoại tệ từ nướ ngoài chuyển vào Việt Nam với khối lượng rất lớn và ồ ạt. Dòng nước lũ của vốn ngoại tệ sẽ là phù sa hay bùn đất, tùy thuộc vào chính sách của những nhà điều hành chính sách kinh tế - tiền tệ của Việt Nam

III. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆN TRẠNG ĐÔ LA HÓA VÀ NÂNG CAO TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG VIỆT

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH – TÍNH CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN (Trang 41)