BỘ CHIA : 1 Công dụng :

Một phần của tài liệu Khảo sát kết cấu và phương pháp tính toán các bộ phận dẫn động phanh thủy lực (Trang 31)

4. KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT VAÌ BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC :

4.2. BỘ CHIA : 1 Công dụng :

4.2.1. Công dụng :

Bộ chia dầu của cơ cấu dẫn động phanh là một bộ phận nhằm tăng tính an toàn trong trường hợp các phần tử của bánh xe trước hoặc bánh xe sau bị hư hỏng và để tự động ngắt ( cắt ) bộ phận hư hỏng của cơ cấu dẫn động.

Bộ chia dầu còn dùng để phân dẫn động thành các dòng cô lập mà vẫn dùng xylanh chính đơn.

4.2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc :

Hình 4.6:Bộ chia ( dùng trên ô tô GAZ 24 : VONGA )

A,B,K. Các đường dầu ; C,D,E,F. Các khoang của bộ chia; G,H. Lỗ bù 1,5. Nối với xylanh bánh xe 7,11. Lò xo

2. Thân 8. Piston 3. Van xả khí 9. Vòng tỳ 4,10. Vòng làm kín 12. Vòng đệm 6. Nút đậy 13. Từ bộ trợ lực

Khi phanh, chất lỏng từ xylanh chính sẽ đến khoang F và sau đó qua lỗ nằm ở phần trên của buồng để đến không gian nằm giữa hai piston 8. Áp suất chất lỏng tác dụng lên các piston 8 được truyền tới chất lỏng nằm ở các không gian C và E. Như vậy trong các dòng truyền động đến phanh trước và phanh sau sẽ sinh ra áp suất làm việc bằng áp suất ở đường vào của bộ phân chia. Hành trình chuyển dịch của piston 8 phải đảm bảo tổng hành trình làm việc của các piston ở xylanh bánh xe và sự biến dạng đàn hồi của đường ống dẫn.

Khi nhả phanh, chất lỏng từ các xylanh bánh xe trở về các khoang C và E, và chất lỏng ở giữa các piston 8 sẽ trở về xylanh chính. Trong hệ thống dẫn động lúc đó sẽ có áp suất dư do lực ép của lò xo ở van ngược chiều của xylanh chính. Các piston 8 đựoc ép sát vào vòng tỳ 9 nhờ lò xo 7, 11 và lúc đó các lỗ bù từ G và H được mở để khoang F thông với khoang C và E. Trong quá trình sử dụng, thể tích chất lỏng có thể tăng lên do nhiệt độ thay đổi, lúc đó chất lỏng có thể tràn qua lỗ G và H cũng như qua van ngược chiều ở xylanh chính mà trở về bình chứa dầu, nhờ thế tránh được hiện tượng tự phanh khi đã nhả phanh.

Khi hỏng một trong hai dòng thì chất lỏng chỉ mất ở dòng dẫn động bị hỏng thôi, nghĩa là bộ phân chia dầu vẫn bảo đảm sự làm việc của dòng không bị hỏng nhờ áp suất ở bộ phận không bị hỏng, bộ phận hỏng sẽ do piston của bộ phận chia dầu đóng kín. Khi bị hỏng trong quá trình đang phanh thì piston của dòng này được chuyển dịch đến tựa vào nắp 6 của bộ phận chia và chất lỏng không được truyền vào dòng này nữa nhờ có vòng bịt kín 10 ở piston, còn dòng không bị hư hỏng vẫn làm việc bình thường, tất nhiên hiệu quả phanh của ô tô lúc đó sẽ kém hơn.

Khi nhả phanh thì chất lỏng của dòng không bị hư hỏng sẽ ép piston 8 tỳ vào vòng 9 và chất lỏng trở về xylanh chính qua lỗ G và H. Trong hệ thống lúc đó sẽ có áp suất dư. Do có áp suất dư, piston 8 của dòng không bị hỏng sẽ được ép về nắp 6. Nhờ thế không khí không thể lọt vào truyền động để đảm bảo phanh lốp.

Một phần của tài liệu Khảo sát kết cấu và phương pháp tính toán các bộ phận dẫn động phanh thủy lực (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w