Phèn Clo GD1 Vôi GD1 Vôi GD2 Clo GD
3.2.3 Quá trình lắng:
Lắng là khâu quan trong trong quá trình xử lý nước bể lắng được thiết kế để loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn lơ lửng có khả năng lắng xuống đáy bể bằng trọng lượng.
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ bể lắng
• Quá trình tại bể phản ứng:
Mục đích của quá trình phản ứng tạo bông cặn là tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hạt keo phân tán trong nước sau quá trình pha trộn với chất keo tụ đã mất ổn định có khả năng dính kết, va chạm với nhau để tạo thành các hạt cặn có kích thước đủ lớn có thể lắng trong bể lắng hoặc giữ lại được ở bể lọc.
Hóa chất sau khi khuấy trộn đều được đưa vào 2 bể khuấy nhanh ở khu đông tụ và được hòa tan với nước bằng cánh khuấy cơ khí quay với tốc độ 1400v/ph, mỗi cánh khuấy được truyền động bằng động cơ có công suất 1.1kw.
Nước thô sau khi pha trộn với chất keo tụ tại 2 bể khuấy nhanh tiếp tục được đưa sang 2 bể khuấy chậm, tại đây xảy ra phản ứng và phát triển bông cặn. Bể khuấy chậm có cánh khuấy đặt theo phương thẳng đứng quay với tốc độ 13 v/ph được truyền động bằng động cơ có công suất 1.1kw.
41 1 1 4 3 3 2
a/ Khuấy nhanh b/ Khuấy chậm Hình 3.4: Bể phản ứng tạo bông
1.Nước thô vào 2.Dẫn dung dịch hóa chất keo tụ 3.Động cơ cánh khuấy 4.Nước ra sau khi trộn
• Quá trình tại bể lắng:
Nước sau khi phản ứng tạo bông cặn đi vào bể lắng đứng Multiflo có dòng nước đi từ dưới lên trên cặn rơi từ trên xuống là loại bể lắng lớp mỏng, lắng trong các ống hình trụ lamen đặt nghiêng góc 600; cặn lắng chạm đáy hình trụ, trượt theo đáy có góc nghiêng 600 xuống vùng thu cặn của bể, nước trong đi lên vùng thu nước chảy vào máng thu ra ngoài.
Trong quá trình lắng cặn lơ lửng lắng xuống tích lũy ở vùng chứa cặn sát đáy bể lắng và được xả ra ngoài theo các van xả theo van xả định kỳ.
31 1 2 4 5 6 Hình 3.5: Sơ đồ bể lắng Multiflo
1.Bể phản ứng tạo bông cặn 2.Ống thu nước sau lắng 3.Các tấm lamen 4.Vùng thu cặn 5.Ống xả cặn 6.Nước sau lắng