1. Trước khi bước vào phòng thi.
Chiến lược tạo tâm lý thoải mái
Chiến lược 1: Chiến lược người tiên phong: Em hãy tới địa điểm thi thật
sớm, hãy ngủ sớm để ngày mai chiến đấu, bây giờ là nghĩ nghơi chơi bời. Hãy chủ động tới sớm nhất. Thăm quan địa điểm thật kỷ để biến nó thật quen thuộc, hãy tìm phòng thi của mình.
Chiến lược 2: Chiến lược bắt chuyện: Nhìn và ngó xem ai có thể làm bạn
được, chủ động tìm tới và bắt chuyện với họ. Càng nhiều càng tốt, hãy chủ động nói chuyện về mọi thứ trù thi cử ra. CHÉM GIÓ và CƯỜI nhiều vào Cố gắng làm được điều này.
Chiến lược 3: Chiến lược gây ấn tượng: Hãy chuẩn bị cho mình một
phong thái hân hoan khi đi thi, hãy có sẵn trong tay vài gói kẹo singum để bạn nhai và mời người bạn mới quen. Hãy nhai khởi động bộ não trước 30 phút, não bộ bắt đầu hoạt động rồi đó. Hãy nhớ mang theo chai nước, uống nước và làm mọi thứ thật nhẹ nhàng và ấn tượng.
Chiếc lược 4: Chiến lược đồng bọn: Khi giám thị chuẩn bị gọi tên bạn vào
phòng thi, hãy lôi hết giấy tờ cần thiết, máy tính và thước kẻ, chai nước và đồ dùng cần thiết bên người. Đảm bảo bạn không mang gì nguy hiểm vào phòng thi. Hãy chờ tới tên mình, hãy đứng gần người bạn mới quen, hãy vỗ vai họ. Khi đến tên bạn, hãy đến và nhìn giám thị, cho họ một nụ cười và bạn đã phá vỡ được sự căng thẳng. Hãy tiến về chỗ mình, số báo danh của bạn và ngồi yên đó.
2. Vào phòng thi.
Chiến lược chinh phục và san bằng tất cả
Chiến lược 1: Chiến lược chiếc đòn bẫy: Đây là chiến lược then chốt có
yếu tố quyết định đến cả quá trình em ngồi trong phòng thi. Hãy làm điều này em ạ! Khi em ngồi yên nơi SBD của mình, hãy tìm lại người bạn mà em mới quen đó, hãy mĩm cười và ra hiệu ứng tích cực, một chiếc NEO động lực với nhau đi nào. Tiếp theo hãy chủ động bắt chuyện với người ngồi trên bàn của em. Hãy hỏi bạn ấy tên, bạn học ở đâu, bạn ổn chứ, hãy CHÉM GIÓ với nhau đi, cười thật nhiều vào, bạn chủ động làm các hành động lạ đi, vì không ai biết bạn là ai cả và giám thị sẽ không dám đuổi cổ bạn ra khỏi phòng đâu. Đối với giám thị việc chúng ta cần làm là bắt chuyện ngay, họ thực sự hoà đồng với chúng ta bằng những câu hỏi như: Thầy ơi! Còn mấy phút nữa phát giấy thi ạ? Sau đó bạn có thể cười và bắt chuyện được rồi. Hãy chủ động phá vỡ sự căng thẳng bằng cách nói chuyện với giám thị. Họ thực sự sẽ là chia khoá để giir toả tâm lý cho bạn thật hiệu quả đó.
Chiến lược 2: Chiến lược chiến đấu nội tâm: Sau khi bạn tạo dựng được
một tâm lý hoà đồng và giải toả được căng thẳng trong phòng thi rồi thì đã đến lúc nội tâm bạn cần được chiến đấu. Bạn vẫn lo lắng chứ? Bạn vẫn hồi hội chờ cái đề bài đến tay mình, bạn nòng ran cả người và bạn có thể run rẩy nữa. Hãy
cái NEO mạnh mẽ mà bạn đã có đi, hãy nhớ về buổi giao lưu hôm nay bạn có được động lực gì thúc đẩy bạn và cảm thấy mình quyết tâm không? Bạn tranh đua với nội tâm và hãy thắng nó, bằng cách nào ư? Bằng chính sự quyết tâm và khao khát của bạn, bằng việc bạn áp dụng chiến lược 1 hãy đi tìm chiếc đòn bẫy, hãy uống nhiều nước mà bạn đang có, một viên singum nữa để bạn tỉnh táo, bạn đã cố gắng. Bạn nhất định làm được?
Chiến lược 3: Chiến lược thuật làm bài thi:Khi ban được cầm trên tay
giấy làm bài, và còn 10 phút nữa đề sẻ tới tay bạn. Bạn làm gì trong 10 phút đó. - Hãy làm lại chiến lược 2 và kết hợp chiến lược 1, hãy hỏi giám thị bất kỳ điều gì bạn muốn và nhớ bắt chuyện càng lâu càng tốt, hoặc tranh thủ chém gió với bạn mình đi. - Khi bạn có trong tay đề thi: Ồ! Nó làm bạn như thế nào? Khó mà tả được nhỉ? Lúc này bạn hãy đọc lướt qua đề thi và chấm khoanh tròn những câu nào bạn OK được. Sau đó cứ như thế làm bài, lúc đầu bạn nháp đi, sau đó bạn trình bày lại. Lúc này toàn tâm toàn ý cho ĐỀ THI. Bạn cứ làm những câu nào bạn cảm nhận rằng TÔI LÀM ĐƯỢC. - Bạn căn thời gian cho mỗi bài toán nữa, bài này làm trong mấy phút, và với các bài đó bạn sẽ làm gọn hoàn chỉnh đúng trong bao lâu, đảm bảo bạn ăn GỌN được những câu này. Chắc chắn ăn gọn được.
- Khi bạn xữ hết được những câu bạn OK thì xem lại để chắc chắn bạn ăn GỌN nó. Sau đó là bạn tìm đến những bài toán tiếp theo, những bài bạn nghĩ mình phải mất chút thời gian mới làm được, lúc này hãy lấy nháp và làm thử nó.
Chiến lược 4: Chiến lược gỡ bỏ khó khăn và áp lực ùa tới: Lúc bạn gặp bài toán khó. - Lúc này bạn cần bình tĩnh bằng cách hít thở sâu và đều, lắng nghe nhịp thở và dùng lại NEO của bạn để lấy lại bình tĩnh. - Mỗi bài bạn suy nghĩ trong vòng 20 phút mà không ra cách làm thì lập tức bạn ngừng làm bài đó ngay và chuyển sang làm bài toán khác đi. Mỗi bài suy nghĩ cách giải trong 20 phút, nếu không ra cách làm thì chuyển bài.
- Các bài toán khó là để lấy điểm cao, bạn muốn điểm cao, chắc chắn rồi, nhưng trong phòng thi không biết được bạn có thể dùng hết khả năng của mình hay không. Khi bế tắc với bài toán khó, hãy mường tượng lại bài toán tương tự và các phương pháp làm tương tự, hãy nhớ lại và tìm lời giải.
Lúc áp lực ùa tới.
- Bạn áp lực về thời gian: Thời gian còn ít ư? Bạn chưa giải quyết được bài
toán khá khó này, bạn chưa cam lòng. Bạn sắp xếp lại lịch trình làm bài đi nào. Dành thời gian suy nghĩ về những bài toán bạn có khả năng làm được, dạng quen thuộc mà bạn từng làm, nhưng khi hết thời gian 20 phút dành cho nó mà vẫn không làm ra thì hãy chuyển sang bài mới. Thời gian trôi và bạn là người quyết định nó trôi như thế nào mà thôi.
- Bạn áp lực về bài toán khó: Những bài toán khó làm bạn khó chịu và thêm
lo lắng, bạn nôn nao khi không tìm được ra cách giải quyết, bạn thực sự đang cồn cào nôn nóng. Lúc này bạn lại dùng NEO động lực và bạn nên biết từ bỏ những bài thực sự KHÓ để dành thời gian cho những bài bạn có
khả năng giải quyết chúng.
- Bạn sợ mình điểm thấp: Ai cũng sợ điểm môn này mình thấp, sợ là điều
làm bạn thêm lo lắng và không tập trung để làm bài được, bạn cứ làm hết
mình. Lăn trận nơi chiến trường, bạn làm hết sức rồi mà.
- Bạn lo mình trượt Đại Học: Kết quả chưa có mà! Hiện tại là đề thi kia kìa. HÃY QUAY TRỞ LẠI VÀ TẬP TRUNG LÀM BÀI.
Chiến lược 5: Chiến lược san bằng: Đã đến lúc bạn dùng ma thuật để
chiến thắng. Thời gian cho việc bạn suy nghĩ cách làm bài, cách trình bày chỉ còn rất ít. Nhưng bạn hãy dành cho mình 15 phút cuối giờ để thực hiện chiến
lược SAN BẰNG.
- Hãy xem lại tất cả những câu bạn làm được OK đối với môn tự luận, câu nào chưa làm được bạn cũng trình bày ý tưởng của bạn vào. - Hãy thực sự nghiêm túc khi xem lại bài làm của bạn, nếu sai sót ở đâu hãy sữa chúng, nếu sai quá nhiều hãy trình bày lại, 15 phút quá đủ để bạn trình bày lại nó. - Đối với môn thi trắc nghiệm, hãy dành 15 phút để áp dụng thủ thuật đoán mò đáp án, dùng ma thuật làm bài thi trắc nghiệm và bạn tính xác suất đáp
- Đảm bảo bạn ghi đầy đủ thông tin và sẵn sàng chờ tiếng trống hết giờ.
Chiến lược 6: Cái kết có hậu: Khi bạn đã sẵn sàng để nộp bài, hãy đặt
niềm tin vào bài làm của mình. Mọi thứ sẽ đến với bạn nếu bạn có niềm tin vào bản thân. Bạn tin tưởng những gì bạn đã làm được và bạn hãy tin rằng bạn đã nổ lực hết mình. Việc còn lại là nộp bài và ra về cho những ngày tiếp theo thi cử.
3. Giám thị nói HẾT GIỜ LÀM BÀI rồi.
Khi giám thị hô báo hiệu CÁC EM ĐẶT BÚT XUỐNG thì bạn hãy làm theo và bạn đã sẵn sàng trước đó 1 phút nữa thì tốt. Lúc này bạn xem lại bài làm của bạn đã đủ chưa, số tờ làm và SBD của bạn, thông tin đã đâỳ đủ chưa. Và cất gọn đồ dùng lại, chuẩn bị để nộp thành quả mà bạn đã vắt biết bao là chất xám cũng như sự nổ lực. V. NÓI CHUNG LÀ! Vậy tóm lại bạn đã hiểu được điều gì và bạn cần làm gì rồi chứ? Bạn thật sự nổ lực trong một tháng cuối cùng. BÍ KÍP ở đây đơn giản là bạn CÀY, bạn CÀY có phương pháp và thủ thuật ôn thi hiệu quả. Đơn giản là vậy, nếu có quyết tâm thì việc gì cũng thành cả bạn. Bạn học hỏi thêm kinh nghiệm của đàn anh chị đi trước nữa. LÚC ĐÓ BẠN HOÀN TOÀN CHINH PHỤC ĐƯỢC MỌI THỨ MÀ THÔI.