- Chính sách khác.
2.1.2. Tổng quan tình hình ảnh hưởngcủa các nhân tố môi trường đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu
động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex.
2.1.2.1. Các nhân tố vi mô
Các chính sách vi mô là các chính sách bên trong doanh nghiệp. Các chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó cũng là nhân tố góp phần tăng trưởng hay giảm đi của kim ngạch xuất nhập khẩu
Nguồn lực tài chính
Tài chính hay còn gọi là nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Và Công ty luôn có biện pháp nhằm tăng nguồn vốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như đảm bảo tính thanh khoản. Vốn điều lệ của Công ty tính đến năm 2014 là 17,000 triệu đồng.Trong những năm gần đây ngoài văn phòng trụ sở chính ở Hà Nội và chi nhánh Hải phòng hoạt động có lãi thì các chi nhánh của công ty ở Quảng Ninh, T.P Hồ Chí Minh ..cũng như văn phòng đại diện của công ty ở liên bang Nga và Hoa Kỳ hoạt động không hiệu quả thậm chí thua lỗ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vốn của công ty. Tính đến hết ngày 30/12/2013 chi nhánh Quảng Ninh thế GTGT bị truy hoàn là 7.059 tỷ đồng, thuế XK than là 1.838 tỷ đồng. Năm 2010 hoạt động kinh doanh của chinh nhánh TP.Hồ Chí Minh thua lỗ là 151.674.430 vnđ. Chi nhánh Quảng Ninh thực chất lỗ gần 500 triệu đồng. Trung tâm XKLĐ và HTĐT đã tạm ngừng mọi nghiệp vụ phát sinh do làm ăn thua lỗ và Công ty phải bù lỗ cho trung tâm .Về phía ngân hàng do dư nợ trong những năm gần đây khá lớn nên phía ngân hàng không có ý định cho vay vốn. Khả năng tiếp cận nguồn vốn là khó khăn. Tính đến hết năm 2013 Công ty đang có dư nợ lên đến 125,79 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình trạng huy động vốn hiện nay của Công ty là khó khăn buộc Công ty phải có biện pháp cơ cấu lại nguồn vốn sao cho hoạt động có hiệu quả.
Nguồn lực con người.
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác.
Nhân tố con người luôn được chú trọng trong Công ty thông qua một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động như:
+ Tuyển dụng , đề bạt củng cố lại đội ngũ CBCNV có đủ trình độ năng lực phù hợp với công việc đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài, bền vững của Công ty.
+ Xây dựng quy chế lương, thưởng để tạo động lực cho người lao động.
+ Giải quyết chế độ cho một số lao động khi chấm dứt hợp động lao động trước hạn. Ngoài ra Công ty luôn khuyến khích cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mặt khác Công ty tiếp tục rà soát lại lao động để có chính sách phù hợp, đồng thời tuyển dụng nhân viên mới có đủ năng lực phục vụ tốt mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững của Công ty đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người lao động , quyền lợi của Công ty và các cổ đông.
Trình độ quản lý.
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu cơ cấu tổ chức xệch xoạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh.
Công ty hiện nay đã và đang tổ chức lại cơ cấu bộ máy hành chính. Tinh giảm gọn nhẹ hơn. Tiếp tục rà soát , cơ cấu lại Công ty, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc nhằm hoạt động hiệu quả hơn, kiên quyết giải thể các đơn vị kinh doanh thua lỗ nhằm tăng hiệu quả quản lý và hoạt động.
2.1.2.2. Nhân tố vĩ mô
Chính sách vĩ mô
-Chính sách thương mại
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay , các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999 , lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ vàng thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000 hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới , cụ thể hóa phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5- 2008, hai bên nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện".
Ngoài ra các doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực hơn trong việc tận dụng các ưu đãi về thuế quan từ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hoá (C/O - Certificate of Origin) - chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ XNK để đảm bảo quyền ưu đãi trong các FTA. Các FTA mà Việt Nam đã và đang là thành viên như: ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc - New Zealand, Việt Nam - Nhật Bản, ... Tỷ lệ hàng hóa được hưởng ưu đãi của Việt Nam (đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ) cao so với các đối tác trong khu vực và luôn có xu hướng tăng lên qua các năm thực hiện.
Mặc dù hiện nay ngoài con đường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì xuất khẩu tiểu ngạch chiếm một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhất là với mặt hàng nông sản. Tuy nhiên hình thức xuất khẩu của Công ty theo con đường chính ngạch nhiều khi cũng gặp phải những khó khăn khi dội chợ, họ vẫn nhập đúng hợp đồng nhưng yêu cầu giảm giá ngang với thị trường TQ để dễ tiêu thụ. Còn khi tình hình chính trị giữa hai nước căng thẳng như vấn đề Biển Đông năm vừa qua khiến cho nhiều công ty đối tác hủy hợp đồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
-Biến động tỷ giá
Đối với điều hành tỷ giá, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ khá ổn định trong những năm gần đây, biên độ giao dịch giữ ở mức thấp, khoảng 1%. Ổn định tỷ giá đã đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát và không tạo các cú sốc bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài đang ẩn chứa một số nguy cơ. Tỷ giá thực gia tăng và tiền VND đang được định giá cao, theo đó, yếu tố tâm lý vẫn có tác động lớn đến tỷ giá. Tỷ giá bị dồn ép và nguy cơ phá giá và quy mô phá giá gia tăng khi điều kiện kinh tế thay đổi ; cơ cấu sản xuất và xuất khẩu không có động lực thay đổi theo hướng tích cực; neo cố định theo USD khiến thương mại quốc tế có thể đối diện với rủi ro biến động đồng USD trên thị trường thế giới; và kiểm soát lạm phát khó khăn hơn do phải phụ thuộc vào hiệu quả các biện pháp trung hòa
Kể từ năm 1994, Trung Quốc áp dụng chế độ ngoại hối cố định, theo hối suất nhất định, nên đồng USD giảm giá tới đâu thì đồng CNY sụt giá đến đấy. Tuy nhiên khi đồng USD tăng giá, đồng CNY của Trung Quốc vẫn không tăng mà còn giảm giá một cách giả tạo không theo quy luật cung cầu ( do chính sách bảo hộ). Nhờ vậy mà hàng hóa Trung Quốc vẫn luôn rẻ hơn thực tế, có nghĩa là Trung Quốc gián tiếp trợ cấp xuất khẩu bằng hối suất rẻ. Điều này khiến cho hàng hoá của Công ty khó cạnh tranh được với hàng hoá Trung Quốc. Nhất là mặt hàng may mặc khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất nội địa khi mà hàng may mặc của họ với đầu vào sẵn có ( không phải nhập khẩu nguyên liệu) , giá thành nhân công rẻ mạt, mặt
dẫn tới tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu cũng bi giảm. Trong khi đó dường như mặt hàng mè lại được ưa chuộng ở thị trường này. Tuy vậy nhiều mặt hàng nông sản của nước ta nói chung và Công ty nói riêng vẫn bị ép giá khiến cho mặc dù tỷ trọng tăng, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm.
-Chính sách giá cả mặt hàng
Nhiều hàng hoá của Việt Nam nhìn chung chất lượng còn thấp, giá thành cao, tính cạnh tranh thấp, do đó khó xâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc vào thương nhân Trung Quốc, do Việt Nam yếu kém về công tác phát triển thị trường và thiết lập các kênh phân phối hàng hoá theo các chuỗi trên thị trường.
Với hiện trạng nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào một số ít thị trường, trong đó, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Có những ngành như dệt may,.. phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể hàng năm phải nhập từ 70-80% nguyên liệu của Trung Quốc. Do đó, nếu Việt Nam không thay đổi, cứ để tình trạng này tiếp diễn thì không thể tận dụng được các cơ hội và ưu đãi của các Hiệp định thời gian tới sẽ đi vào thực thi như TPP và FTA khác. Điều này khiến cho Công ty không thu lời được nhiều từ mặt hàng dệt may khi mà giá nguyên liệu nhập khẩu cao trong khi hàng hóa của Công ty khó cạnh tranh với hàng hóa trong nước. Tuy giá hàng hóa nông sản không phụ thuộc vào chi phí nhập khẩu nhưng cũng bị thương nhân Trung Quốc ép giá không ít lần do được mùa ( các mặt hàng như gạo, ngô, mè… bị chi phối bởi thời tiết , mùa vụ…)
Nhân tố khác
-Nhân tố trong nước
Trong những năm gần đây nguy cơ lạm phát cao quay trở lại kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình kinh tế thêm khó khăn.Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ. Khả năng kéo lãi suất cho vay giảm xuống là không nhiều; vẫn chưa đáp ứng được như mức kỳ vọng của cộng đồng DN, do sự kém hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHTM. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7-8%, thì lãi suất vay thực dương theo lãi suất vay phổ biến hiện nay sẽ quá cao (6-7%).Với mức lãi suất như vậy sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường tiếp tục triển khai đầu tư mở rộng kinh doanh và làm tăng nợ xấu đối với những DN đang cố gắng phục hồi.
Ngoài ra hiện nay, Việt Nam vẫn đang loay hoay trong mô hình phát triển theo chiều rộng. Mô hình này hiện không còn phù hợp. Do vậy, nếu Việt Nam thực hiện thành công việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thì Việt Nam vẫn có thể có cơ hội bước vào thời kỳ phát triển mới với tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiềm lực kinh tế của đất nước gia tăng. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể phát triển quan hệ Việt – Trung theo hướng tích cực và hiệu quả. Còn nếu Việt Nam không chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công thì Việt Nam sẽ rơi vào thời kỳ tăng trưởng trì trệ với nhiều bất ổn và sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ Việt – Trung.
Những vấn đề còn tồn đọng trên gây không ít khó khăn cho Công ty, nhất là khả năng tiếp cận vốn, buộc Công ty phải thu hẹp thị trường xuất khẩu.
-Nhân tố ngoài nước
Việt Nam hầu như không có hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Trong khi đó, ngoài hàng rào kỹ thuật, Trung Quốc còn yêu cầu hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc buộc phải qua một số cửa khẩu do Trung Quốc chỉ định để dễ kiểm soát (như hải sản chỉ được đi qua Móng Cái; cao su chỉ được đi qua Móng Cái, Lục Lầm; hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai, Lạng Sơn).
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động có chủ ý, có tính toán, nằm trong chuỗi các hoạt động xâm lấn Biển Đông. Trước đó Trung Quốc đã từng cắt cáp tàu Viking II và tàu Bình Minh 02. Vì vậy có thể nhận định rằng sau sự kiện trên sẽ là một thời kỳ quan hệ phức tạp, đấu trang và hợp tác trong căng thẳng, khác giai đoạn “bình thường hóa” quan hệ từ năm 1991 đến nay, cho dù vẫn mang danh nghĩa “ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng.