Những giải pháp cơ bản tránh khủng hoảng tài chính tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH về CUỘC KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH 2008 NGUYÊN NHÂN và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 38)

Việt Nam:

Về bong bóng bất động sản, một nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính tại Mỹ, các chuyên gia hàng đầu đều cho rằng Việt Nam muốn tránh cuộc khủng hoảng bong bóng, tốt nhất là kiểm soát nguồn vốn vay với các dự án địa ốc và tính thanh khoản của các bên đi vay. Với thị trường này, Bộ Tài chính cho biết sẽ nâng chất lượng vốn vay bằng cách kiểm soát quy trình, giám sát các ngân hàng thương mại cho vay bất động sản để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Đối với thị trường tài chính và chứng khoán, các chuyên gia nhận định trong bối cảnh cơn bão tài chính lan rộng sang châu Á, những hậu quả gián tiếp có thể xảy ra do phản ứng của các nhà đầu tư quốc tế. Giới đầu tư có thể bỏ chạy khỏi thị trường phố Wall, sang châu Á và Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Mặt khác, sự suy thoái của các thị trường chứng khoán thế giới có thể làm đảo lộn các dòng vốn vào châu Á cũng như Việt Nam, khiến việc quản lý tỷ giá trở nên khó khăn.

Theo Thứ trưởng Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, sẽ thực hiện 6 nhóm giải pháp để tránh khủng hoảng tài chính có thể xảy ra với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; trong đó, chú trọng sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất, công cụ tỷ gái hối đối, dự trữ bắt buộc và các công cụ thị trường mở cùng với cắt giảm chi đầu tư công (gồm cả việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước). Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách giá cả theo cơ chế thị trường, linh hoạt theo lộ trình phù hợp để kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu.

Thứ hai, về thị trường tài chính – tín dụng, thị trường chứng khoán, quan điểm quản lý là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường

mà tập trung vào thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, quản lý hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính để tránh rủi ro hệ thống và khủng hoảng tài chính; tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, xem xét thời điểm phù hợp của các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu của các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn cùng với đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ ba, với thị trường bất động sản, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm việc cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được coi là nhiệm vụ vừa chiến lược vừa cấp bách đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ tư, trong thời gian tới, song song với việc cơ cấu lại chi tiêu công, tập trung cho an sinh xã hội, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh lại cơ cấu chi cho đầu tư phát triển, trong đó tập trung vào khu vực nông nghiệp và nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp với khu vực tư nhân nhưng tránh đầu tư chồng chéo vào những khu vực mà tư nhân có thể tự đầu tư.

Thứ năm, tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản, là gốc rễ của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá - lãi suất bằng việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm trên thị trường tài chính. Vai trò thúc đẩy, hỗ trợ của Nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ khoa học, công nghệ cơ bản; hỗ trợ cung cấp và đào tạo nguồn nhân lực; hệ thống thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính là điều kiện quan trọng trong việc góp phần phát triển sản xuất, tăng cung và điều hòa thị trường trong nước; tăng cường pháp chế, chống tham nhũng và đảm bảo thực

thi pháp luật nghiêm để tăng uy tín của Chính phủ. Việc bảo đảm hệ thống hành chính hoạt động có chất lượng và hệ thống luật pháp thực thi có hiệu quả có thể được coi là cú hích quan trọng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo cơ chế thị trường vận hành hiệu quả, góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khó khăn, hướng tới quỹ đạo phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo

E. Altman. “Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy.” Journal of Finance 23 (1968), 589-609.

Associated Press. “Bush Administration Ignored Clear Warnings.” http://www.msnbc.msn.com/id/28001417#storyContinued

J. Aversa. “Fed Eyes Plan to Fund Short-Term Business Loans.” Associated Press (October 7, 2008).

Boni, L., 2006. Strategic Delivery Failures in U.S. Equity Markets.

Journal of Financial Markets 9, 1-26.

M. Buchanan. “Crazy Money.” NewScientist (July 19, 2008), 32-35. J. Burns. “Former Ratings-Firm Officials Blame Conflicts for Rosy Views.” Wall Street Journal (October 23, 2008), A4.

J. Callaghan and A. Murphy. "An Empirical Test of a Stochastic Cash Flow Theory of Evaluating Credit." Advances in Financial Planning and Forecasting 8 (1998), 31-51.

D. Collins and C. McMahon. “Great Bailout of 2008: What’s Next.” Futures (November 2008), 28-36.

F. Duffee. “Estimating the Price of Default Risk.” Review of Financial Studies 12 (1999),197-226.

E. Elton, M. Gruber, D. Agrawal, and C. Mann. “Explaining the Rate Spread on Corporate Bonds.” Journal of Finance 56 (2001), 247- 277.

G. Favel. “Sold Short.” Futures (November 2008), 32.

FinancialWire. “StockGate: The Tune May Have Changed, But the Song is the Same.”Investors Business Daily (June 25, 2004).

FinancialWire, 2005. “Regulation SHO Gets Confuser and Confuser as Listing

‘Disappear’.” Investors Business Daily (January 28, 2005).

G. Gigerenzer. Gut Feelings: The Intelligence of the Unconscious.

Viking: New York(2007).

M. Glantz and J. Mun. The Banker’s Handbook on Credit Risk. Elsevier: Burlington (2008).

B. Jameson. “The Blunders that Led to Catastrophe.” NewScientist

(September 27, 2008),8-9.

C. Jones and O. Lamont. “Short-sales Constraints and Stock Returns.” Journal of Financial Economics 66 (2002), 207-239.

P. Koh. “Stung by the German Connection.”: Euromoney (April 1, 2005), 1.

R. Merton. “On the Pricing of Corporate Debt: A Further Note.”

G. Morgenson. “Behind Insurer’s Crisis: Blind Eye to a Web of Risk.” New York Times(September 28, 2008).

C. Morris. “Fed's $1.6 Trillon Bet: The $700-Billion Wall Street Bailout Was Only the Half of It.” Washington Independent (October 14, 2008).

A. Moses and S. Harrington. “Company Bond Risk Surges on Argentina Default Concerns.”Bloomberg (October 23, 2008).

A. Murphy. “A Discounted Cash-Flow Model of Fixed-Income Securities Subject to Multiple Calls." Southern Economic Journal 55 (1988), 21-36.

A. Murphy. Scientific Investment Analysis. Quorum Books: Westport (2000).

A. Murphy, J. Callaghan, and M. Parkash. “Shorting Down Value.” Presented at the 2005 Southern Finance Association (SFA) conference.

A.Murphy. “An Analysis of SAM Pricing in the UK.” Presented at the 2007 European Financial Management Association (EFMA) meeting.

NewScientist. “Crunchonomics.” July 19 (2008a), 5.

NewScientist. “Blinded by Science.” September 27 (2008b), 5.

PIA Connection. “Congress Exempted Credit Default Swaps from State Gaming Laws in 2000.” October 15 (2008).

U. Rajun, A. Serun, and V. Vig. “The Failure of Models that Predict Default: Distance, Incentives, and Default.” Chicago GSB Research Paper No. 08-19.

R. Shiller. “Homes are a Risky Long-Term Investment.” TIAA- CREF (Summer 2005),19-22.

E. Simon. “Meltdown 101: What are Credit Default Swaps?”

Kansas City Star (October26, 2008).

Weiss, G. “The Mob is Busier than the Feds Think.” Business Week

(December 15,1997), 130.

L. Woellert and D. Kopecki. “Moody’s, S&P Employees Doubted Ratings, E-Mails Say.”Bloomberg online (October 22, 2008), http://www.bloomberg.com/apps/news?

pid=20601087&sid=a2EMlP5s7iM0&refer=home

Yost. “AP IMPACT: Mortgage Firm Arranged Stealth Impact.” Associated Press (October 20, 2008).

A. Zibel. “Liar Loans Threaten to Prolong the Crisis.” Huffington Post (August 18, 2008).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH về CUỘC KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH 2008 NGUYÊN NHÂN và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w