Hạn chế trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển mối quan hệ giữa Asean và Trung Quốc (Trang 34)

Về vấn đề Biển Đông

Sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ tại Đông Nam Á trở nên nổi bật trong bối cảnh đối kháng địa - chính trị ở Châu Á không bên nào nhượng bộ bên nào trong những vấn đề thuộc lợi ích mỗi nước. ASEAN vốn rất coi trọng xử lý quan hệ với nước lớn, đã tận dụng mối quan hệ cạnh tranh chiến lược và sự hiện diện tích cực của các nước lớn hiện nay mà tiếp tục duy trì vai trò trung tâm của mình. Nếu không có sự khôn khéo và kiên trì đó, Đông Nam Á có thể đã thành nơi Trung Quốc một mình “múa gậy vườn hoang” và vùng Biển Đông Nam Á đã thành ao nhà của Trung Quốc rồi.

Tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với 5 quốc gia trong khối ASEAN diễn ra căng thẳng bắt đầu từ năm 2010 khi tham vọng chiếm trọng Biển Đông của Trung Quốc đã thành hành động, trong đó nóng nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Trung Quốc với Philippines.Là tranh chấp nhưng Trung Quốc luôn giữ quan điểm chỉ đàm phán song phương và kiên quyết không quốc tế hóa Biển Đông. Nghĩa là tranh chấp với nước nào thì nước đó đàm phán riêng với Trung Quốc dù cho khu vực tranh chấp đó liên quan đến nhiều nước và liên quan đến an ninh hàng hải của quốc tế. Đương nhiên, quan điểm này không phù hợp với quan điểm của ASEAN là những vấn đề tranh chấp nào chung thì phải đàm phán đa phương.Những tuyên bố hung hăng đe dọa sử dụng vũ lực; những hành động cậy mạnh bất chấp, ngang ngược; những hành động phô trương sức mạnh, tăng cường sức mạnh vượt ra ngoài phòng thủ…đã có tác dụng.

Tranh chấp biển đảo tại Biển Đông là một trong các chủ đề nóng lâu nay trong quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN. Các sáng kiến ngoại giao mà Trung Quốc đưa ra qua ba chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Vương Nghị từ tháng 5 năm nay là một mớ bùng nhùng các quan điểm song phương và đa phương, giữa DOC và COC, cho thấy ngoại giao Trung Quốc đang gặp mâu thuẫn giữa việc theo đuổi “mục tiêu kép” của Bắc Kinh và các nỗ lực củng cố quan hệ với ASEAN.

Liên quan Biển Đông, Trung Quốc có hai mục tiêu chính: kiểm soát Biển Đông dựa trên đường lưỡi bò được vạch ra một một cách mơ hồ nhưng chiếm trên 80% diện tích vùng biển này. Trung Quốc không từ bất kỳ thủ đoạn nào để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, vì muốn biến Biển Đông thành bàn đạp để Trung Quốc trở thành “cường quốc biển”.

Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về biển Đông. Chính sách của Trung Quốc lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm biển Đông của Trung Quốc thì bất biến.

Hạn chế trong kinh tế, khi gia nhập FTA với Trung Quốc

Buôn bán là câu chuyện hai bên cùng có lợi, nhưng mặt bất lợi cũng đáng kể. Sự mở rộng quan hệ kinh tế của Trung Quốc tại các nước Đông Nam Á thuộc GMS đã bóp nghẹt nhiều ngành công nghiệp của các nước Đông Nam Á lục địa. Về lâu dài, nó còn nhằm làm cho các nước này trở thành chư hầu kinh tế của Trung Quốc.

Cư dân Đông Nam Á vốn không xa lạ đối với ảnh hưởng kinh tế và văn hóa Trung Quốc trong lịch sử phát triển lâu dài của mình. Song những năm gần đây người ta chứng kiến người Trung Quốc tham lam chẳng từ điều gì mà không làm. Văn hóa kinh doanh của người dân láng giềng phương Bắc ít tạo ra cơ hội “hai bên cùng thắng”, mà thường làm sao để doanh nhân Trung Quốc luôn ở thế thượng phong thắng càng nhiều càng tốt. FTA song phương ASEAN - Trung Quốc đi vào hoạt động trong bối cảnh quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt tới 231,1 tỷ USD trong năm 2008, so với mức 19,5 tỷ USD của năm 1995.

Đặc biệt trong 4 năm qua, hoạt động thương mại đã tăng gấp đôi với việc ký kết các thỏa thuận về trao đổi hàng hóa, dịch vụ và một hiệp ước về khuyến khích đầu tư liên khu

vực. Trung Quốc cũng đã chiếm chỗ của Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN và tiến tới sẽ vượt Nhật và EU để trở thành đối tác số 1 của khu vực này trong vòng vài năm đầu của FTA.

ASEAN và Trung Quốc hy vọng FTA song phương sẽ mở rộng tầm với thương mại của châu Á trong khi tăng cường giao dịch trong khu vực; giúp hai bên bớt phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Báo giới Trung Quốc đều ca ngợi thỏa thuận tự do thương mại này sẽ mang lại lợi ích chung cho cả Trung Quốc và ASEAN. Tại thời điểm ký hiệp định vào năm 2002, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo cho rằng, CAFTA sẽ trở thành một tổ chức khu vực có thể đối trọng với Mỹ và Liên minh châu Âu.Tuy nhiên, điều này không hẳn như vậy. CAFTA dường như mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn là ASEAN :

Đầu tư vào ASEAN giảm mạnh

Nhu cầu tăng đến chóng mặt nhằm đáp ứng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã từng được xem là yếu tố chủ chốt cho sự phát triển của ASEAN trong khoảng thời gian năm 2003, sau khi tăng trưởng của khối chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.

Báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng, trong năm 2003 và đầu năm 2004, Trung Quốc là một động cơ tăng trưởng chính của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực châu Á. Nhập khẩu của nước này tăng mạnh, thậm chí vượt xuất khẩu, trong đó nguồn cung hàng hóa chủ yếu từ châu lục này. Tuy nhiên, khi Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, thì cũng là lúc ASEAN gặp nhiều bất lợi. Các nhà sản xuất trong và ngoài nước lần lượt rút hoạt động khỏi ASEAN và chuyển về Trung Quốc do nguồn lao động ở đây rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Điều này có thể nhận thấy như khi Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ (NDT) vào năm 1994 cũng gây ra làn sóng rút đầu tư khỏi ASEAN. Xu hướng này đã diễn ra khá mạnh kể từ sau cuộc khủng hoảng 1997. Năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN chỉ còn chiếm 10% trong tổng đầu tư vào các nước châu Á, giảm mạnh so với 30% vào giữa những năm 1990.

Từ nhiều năm nay, tình trạng hàng lậu Trung Quốc xuất hiện tràn lan đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế ASEAN. Việt Nam là một ví dụ. Khoảng 70-80% cửa hàng giày dép ở đây bán hàng lậu từ Trung Quốc, gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất giày dép trong nước.. Ngoài ra thì hàng lậu được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam thường có chất lượng kém, giá thành rẻ và chứa nhiều chất độc hại gây hại tới sức khỏe , tính mạng của người tiêu dùng.

Đối với trường hợp của Philippines, báo cáo gần đây của tổ chức Liên minh Tự do Thương mại cho rằng, ngành sản xuất giày dép của nước này cũng chịu tác động lớn do hàng lậu Trung Quốc. Hàng lậu không chỉ dừng lại ở mặt hàng giày dép mà còn lan rộng ra hầu hết các mặt hàng khác trong đời sống như thép, giấy, xi măng, nhựa… Nhiều công ty của Philippines đã phải đóng cửa hoặc giảm sản xuất và nhân công do tình trạng hàng lậu.

Nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng, CAFTA có thể hợp pháp hóa số hàng lậu này và khiến cho ngành công nghiệp của ASEAN trở nên tệ hại hơn.

Ông Walden Bello, nghị sĩ Quốc hội Philippines, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề lao động ngoài nước của Quốc hội Philippines đưa ra quan điểm trên tại buổi tọa đàm mở về tình hình quốc tế, khu vực và cộng đồng kinh tế ASEAN, do Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam tổ chức tại Hà Nội chiều 7/1.

Theo ông Walden Bello, cộng đồng kinh tế ASEAN ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, đối với nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa của quốc gia này. Trên thực tế, tình trạng phân công lao động toàn cầu đã khiến các nước ASEAN xuất khẩu nguyên liệu thô và một số hàng hóa sang Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc thực hiện lắp ráp, ghép các nguyên liệu, sản phẩm lại rồi xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.Trước đó, ông Walden Bello đã dẫn giải về việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN, nhằm hướng tới một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, công bằng và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Ông cho rằng, trong khuôn khổ tự do mới về thương mại và đầu tư mà không có một chính sách công nghiệp và lập kế hoạch cho toàn khu vực thì cộng đồng kinh tế ASEAN

khó có thể cung cấp những công cụ, khó có thể hình thành một khối sản xuất, tiêu thụ năng động của ASEAN để cạnh tranh với Trung Quốc và các tổ chức khu vực khác. Vị Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề lao động ngoài nước của Quốc hội Philippines nói, ASEAN cần phải tìm ra được năng lực và ý chí về chính trị, cũng như năng lực quản lý để hoàn thành mục tiêu đề ra trong kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN và tiến hơn xa hơn nữa trong việc tự do hóa, hợp lý hóa và hội nhập để nắm bắt được cơ hội, đối phó một cách thành công với những thách thức về kinh tế trong thế kỷ 21

Trong lĩnh vực nông nghiệp

Tỉnh Benquet vẫn được xem là khu vực sản xuất rau và hoa quả chính của Philippines cũng đang khốn đốn vì tình trạng tràn lan của hàng hóa Trung Quốc. Thống đốc tỉnh này cho rằng, CAFTA đã gây sốc với nhiều nông dân ở đây, bởi vì hầu hết người dân không biết rằng chính phủ Philippines đã ký thỏa thuận gia nhập CAFTA từ năm 2002. Khi chưa có thỏa thuận tự do thương mại, Philippines đã thâm hụt thương mại 370 triệu USD với Trung Quốc. Dự kiến con số này không chỉ dừng lại ở đây sau khi CAFTA có hiệu lực.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Thái Lan, nơi mà tác động của Chương trình “thu hoạch sớm” Thái Lan-Trung Quốc, một phần trong CAFTA, đã quá rõ ràng. Theo thỏa thuận, Thái Lan và Trung Quốc nhất trí lập tức xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với trên 200 nhóm hàng hóa rau quả. Thái Lan sẽ xuất khẩu hoa quả nhiệt đới sang Trung Quốc, trong khi hoa quả ôn đới của Trung Quốc sẽ vào Thái Lan với thuế suất bằng 0. Tuy nhiên, hy vọng về thỏa thuận sẽ mang lại lợi ích chung cho hai nước đã nhanh chóng chấm dứt sau đó vài tháng. Còn Thái Lan gần như trắng tay với thỏa thuận này.

Chương trình “thu hoạch sớm” đã xóa sổ toàn bộ các nhà sản xuất tỏi và hành ở khu vực phía bắc Thái Lan, đồng thời làm tê liệt các dự án bán hoa quả của nước này. Báo chí Thái Lan đã chỉ trích Trung Quốc là không chịu giảm cắt giảm thuế như trong thỏa thuận song phương trong khi chính phủ Thái Lan thực hiện quá nghiêm túc việc này.Bài học từ

chương trình “thu hoạch sớm” của Thái lan đã tạo ra tâm lý lo sợ không chỉ ở Thái Lan mà còn trong khu vực Đông Nam Á.

Về văn hóa :

Bên cạnh những thành công với bước đi thận trọng, thực tế gia tăng sức ảnh hưởng văn hóa tại Đông Nam Á của Trung Quốc cũng còn tồn tại những vấn đề. Cụ thể là:

- Một số hạn chế trong hình thức truyền bá tiếng Hán và văn hóa Hán của Học viện Khổng Tử đang tác động xấu tới chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở Đông Nam á.

- Một số vấn đề do lịch sử để lại, những vấn đề nhạy cảm về lãnh thổ, sự lấn át về sức mạnh kinh tế, thực trạng lan tràn hàng giả, các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc khiến ở một số nước Đông Nam Á vẫn còn dè chừng trong việc tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.

Những tồn tại trên đang trở thành thách thức buộc Đảng và Chính phủ Trung Quốc phải giải quyết, song về cơ bản chúng ta khó phủ nhận được thực tế, hiện nay ảnh hưởng của văn hóa Hán tại Đông Nam Á đang ngày càng gia tăng

Chương 3:Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển mối quan hệ với ASEAN của Trung Quốc.

Một là, giữ vững định hướng chủ đạo láng giềng hữu nghị. Trung Quốc sẵn sàng cùng với các nước ASEAN tích cực thảo luận việc ký kết Hiệp ước hợp tác láng giềng hữu nghị, đặt nền tảng chính trị vững chắc cho sự tin cậy chiến lược song phương.Tiếp tục kiên trì phương hướng đúng đắn, kiên trì các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, láng giềng hữu nghị, cùng có lợi và cùng thắng; chỉ cần chúng ta tiếp tục nỗ lực giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực, cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trung Quốc và ASEAN cần tiếp tục kiên trì đối thoại chiến lược, không ngừng tăng cường sự tin cậy chính trị, tăng cường sự hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau trong nhiều công việc quan trọng của quốc tế và khu vực,tiếp tục kế thừa và phát triển, tìm kiếm khâu đột phá chiến lược mới, chung tay xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - ASEAN gắn kết chặt chẽ hơn.Từ nền tảng mối quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ thúc đẩy quá trình giao lưu hợp tác phát triển kinh tế sâu rộng hơn. Hai là, tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực an ninh, hoàn thiện cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - ASEAN, làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, an ninh mạng, phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và cùng nhau thực thi pháp luật, v.v.Một khi cả Trung Quốc và ASEAN cùng nhau tạo lập một môi trường an ninh ổn định,hòa bình góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển cũng như hợp tác kinh tế giữa các bên.

Ba là, xây dựng "phiên bản nâng cấp" của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, áp dụng các biện pháp có tính thực chất trong những lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, hợp tác đầu tư..., tiếp tục nâng cao mức độ tự do hóa và tiện lợi hóa về thương mại và đầu tư, phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa tổng kim ngạch thương mại lên mức 1.000 tỷ USD vào năm 2020.Trung Quốc và ASEAN không ngừng thúc đẩy hợp tác thực chất, hoàn thành việc xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do của các nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới.Việc xóa bỏ các rào cản gia nhập thị

trường,môi trường kinh doanh thông thoáng,tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức kinh tế Trung Quốc cũng như ASEAN giúp cho sự hợp tác đem lại hiệu quả ngày càng to lớn.

Bốn là, đẩy mạnh liên kết, tăng cường kết nối về phần mềm và phần cứng, Trung Quốc đề xướng xây dựng Ngân hàng Ðầu tư hạ tầng châu Á, ưu tiên hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng của một số nước ASEAN.Cùng với đó là thiết lập các Qũy đầu tư phát triển hỗ trợ về vốn cũng như công nghệ,phương thức quản lí… cho các tổ chức,cá nhân của hai bên để cùng nhau đạt được sự tăng trưởng và tiến bộ về kinh tế.

Năm là, tăng cường hợp tác tài chính, cùng nhau phòng ngừa những rủi ro mới, mở

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển mối quan hệ giữa Asean và Trung Quốc (Trang 34)