CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Hệ thống chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm 3 loại: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi hạch toán mỗi loại chi phí trên cũng như tính giá thành sản phẩm, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có các loại chứng từ: Giấy đề nghị cấp vật tư, Phiếu xuất kho, Bảng kê vật tư, Bảng phân bổ vật tư, Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu.
- Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán dựa vào các loại chứng từ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ lương và BHXH, Bảng trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, Bảng thanh toán tiền thưởng, tiền ăn ca.
- Chi phí sản xuất chung: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, Bảng khấu hao TSCĐ,…
Sau khi hạch toán chi phí sản xuất, kế toán tính giá thành sản phẩm bằng cách lập bảng tính giá thành sản phẩm.
2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để phản ánh một cách kịp thời các loại chi phí sản xuất phát sinh từ đó tổng hợp chi phí để tính đúng giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng hệ thống sổ kế toán. Hiện nay, theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức ghi sổ sau:
- Hình thức Nhật ký - sổ cái - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Nhật ký chứng từ - Hình thức Chứng từ ghi sổ
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác kế toán của doanh nghiệp cũng được thực hiện bằng máy tính giúp cho kế toán hạch toán nhanh và chính xác hơn.