- Điều trị giãn não thất trước mổ lấy u 1 tháng bằng nội soi phá sàn não thất ba bể đáy 25,0%, đặt dẫn lưu não thất ổ bụng cho 5,0%, có 43,3% đặt dẫn lưu não thất ra ngoài trong và sau phẫu thuật lấy u, hạn chế đặt dẫn lưu não thất ổ bụng.
- Phẫu thuật lấy hết với những u lành tính, gần hết với những u ác tính (đảm bảo lưu thông dịch não tủy với não thất bên, não thất ba) cần kết hợp xạ trị và hóa trị sau mổ. Tư thế mổ nằm sấp 56,7%, đường mổ trên lều cắt lều tiểu não 53,3%, 91,7% lấy gần hết u, lấy hết u 40,0%.
- Phẫu thuật lấy u đơn thuần 56,7%, phẫu thuật + xạ trị 25%, Phẫu thuật+xạ trị+ hóa chất 18,3%.
- Mô bệnh học: Tỷ lệ u lành tính 53,3%, ác tính chiếm 46,7%. Nhóm u của tuyến tùng gặp 31,7% (tế bào mầm 36,8%, u tế bào tuyến tùng 47,4%, loại khác 15,8%) còn lại 68,3% là u xuất phát
từ cấu trúc xung quanh tuyến tùng: màng não 25,0%, u tế bào thần kinh đệm 25,0%...
- Kết quả phẫu thuật: Sống sau mổ 96,7%, tử vong 3,3% sau mổ. KPS I+II sau 3,6 tháng 100% tốt với bệnh nhân còn sống. Chụp CLVT hoặc CHT kiểm tra thấy có 46,3% hết hoàn toàn u. Thời gian
theo dõi trung bình 21,7 ± 11,6 tháng có 16,7% tử vong. Di chứng sau mổ như giảm thị lực 54,6%, nhìn đôi 38,6%.
KIẾN NGHỊ
U não vùng tuyến tùng là loại u ít gặp trong u não trong sọ. U vùng này ở trung tâm của não bộ, u thường diễn biến lâm sàng chậm, thường đến muộn khi lâm sàng đã rõ ràng. Để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ hồi phục sau mổ và hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau mổ, NCS có một vài kiến nghị sau:
- Cần chủ động cho bệnh nhân đi chụp CLVT và CHT khi có biểu hiện rối loạn về mắt bằng hội chứng Parinaud và hội chứng tăng áp lực nội sọ để phát hiện sớm u. Xác định chính xác vị trí u và mối tương quan với các cấu trúc xung quanh, đặc biệt là hệ thống tĩnh mạch quanh vùng tuyến tùng.
- Vi phẫu thuật đối với u não vùng tuyến tùng, cần làm sinh thiết tức thì trong mổ và nội soi hỗ trợ trong phẫu thuật lấy u nhằm giảm tỷ lệ chảy máu, kiểm soát lấy u trong mổ.
- Cần xác định chính xác tính chất mô bệnh học của u, xạ trị và hóa trị kết hợp sau mổ với các u ác tính.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Hưng, Trần Mạnh Chí (2013), “Nhận xét hình ảnh cộng hưởng từ 68 bệnh nhân u não vùng tuyến tùng”, Tạp chí Y
Dược học Quân Sự, (3), Tr. 113 – 119.
2. Nguyễn Văn Hưng, Đồng Văn Hệ (2014), “Đánh giá kết quả vi phẫu thuật u não vùng tuyến tùng”, Tạp chí Y Học Việt Nam, (2), Tr 8-12.