- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng thiếu vốn bảo dưỡng và duy trì, vẫn thuộc diện kém phát triển, còn nhiều bất cập, kém hấp dẫn hơn so với nhiều nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Tình trạng quá tải, gây ách tắc giao thông; nguy cơ quá tải của hệ thống mạng thông tin viễn thông, cảng biển và cấp - thoát nước đã và đang ảnh hưởng, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cải cách hành chính tuy đang được đẩy mạnh song chưa đạt kết quả mong muốn. Khâu quy hoạch, xây dựng và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài còn chậm và nhiều bất cập. Tình trạng khan hiếm lao động có trình độ tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có chiều hướng gia tăng là cản trở lớn đối với việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao.
- Chi phí sản xuất gia tăng do giá cả một số mặt hàng, nhất là giá nhiên liệu tăng đáng kể, chi phí tiền lương tăng sau khi nâng mức lương tối thiểu... đang gây khó khăn
cho nhà đầu tư và có nguy cơ làm giảm sự hấp dẫn đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
- Cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước trong khu vực ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của nước ta; đồng thời, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, sâu rộng hơn trên bình diện quốc gia, giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước. Cùng với việc gia tăng sức ép cạnh tranh, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ dẫn đến ngừng triển khai dự án hoặc rơi vào tình trạng phá sản.
- Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về Luật Lao động chưa tốt, tiềm ẩn tình trạng đình công bất hợp pháp tại một số doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Do vậy, cần phải nâng cao nhận thức về những thách thức nảy sinh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với cả cơ quan quản lý các cấp lẫn các doanh nghiệp và người lao động, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.
-Chính xách pháp luật chưa hoàn thiện:Nnhiều đối tác nước ngoài đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư hay sự sơ hở trong chính sách và pháp luật của Việt Nam để buôn lậu và ttrốn thuế, gây thiệt hại không nhỏ cho nước ta. Điển hình như vụ buôn lậu 1,2 tr gói "caraven"của công ty trách nhiệm hữu hạn hàng hải Lizera năm 1993 hoặc vụ nhà máy thuốc lá Lotaba và nhà máy thuốc lá khánh hoà hợp tác sản xuất Malbro giả để xuất khẩu sang Hà Lan năm 1995.
-Cơ cầu đầu tư chưa hợp lý:Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các tỉnh có điều kiện thuận lợi như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh
FDI PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG (tính đến 20/10/2009)
TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 TP Hồ Chí Minh 3092 27,142,619, 958 9,693,206,3 25 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 210 23,555,317, 748 6,439,532,4 89 3 Hà Nội 1600 19,414,296, 7,441,219,3
040 60 4 Đồng Nai 1021 4 Đồng Nai 1021 16,250,948, 459 7,113,387,4 24 5 Bình Dương 1931 13,341,376, 076 4,578,568,2 14 -Về hình thức đầu tư.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào các hình thức: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (62,2%),doanh nghiệp liên doanh (31,2%),các hình thức còn lại:6,6%.Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tập trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất vì nơi đây đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tránh được nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.
FDI PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ(tính đến 20/10/2009)
TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 8391 108,633,85 3,167 34,410,651 ,818 2 Liên doanh 2000 54,564,35 6,809 15,732,624 ,395 3 Hợp đồng hợp tác KD 221 4,961,17 7,440 4,479,464 ,521 4 Công ty cổ phần 183 4,711,21 8,301 1,354,147 ,481 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,72 5,000 466,985 ,000 6 Công ty mẹ con 1 98,00 8,000 82,958 ,000
-Do chạy theo số lượng FDI, các địa phương sẵn sàng cạnh tranh không lành mạnh khiến cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, du lịch vô giá của đất nước có thể bị bán rẻ. Hệ quả là phần lợi nhuận mang lại cho Việt Nam từ FDI không tương xứng với giá trị của nguồn tài nguyên vĩnh viễn bị mất đi.Cũng cần phải có một nghiên cứu độc lập đánh giá liệu các cộng đồng dân cư nghèo ven biển buộc phải hy sinh nhà
cửa, ruộng vườn để nhường chỗ cho những resort 5 sao lộng lẫy hay các sân golf thênh thang, có được đền bù thỏa đáng hay không, và tác động của FDI trong trường hợp này là sự “lan tràn tích cực” hay “lan tràn tiêu cực”.Để thu hút được nhiều vốn FDI vào địa phương mình, nhiều tỉnh đã tự ý “phá rào”, đưa ra các ưu đãi quá mức về thuế (đã biến tướng để tránh các quy định của Nhà nước về thuế), đất đai, lao động, làm thiệt hại quyền lợi đất nước.
-Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch vào Việt Nam làm ăn có rất nhiều lợi thế, bởi các bờ biển của Việt Nam có sẵn điều kiện tự nhiên rất tốt, chưa kể vô số ưu đãi từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, không thể không lo ngại khi hàng loạt mảnh đất đắc địa chạy dọc “mặt tiền” bờ biển Quảng Nam, Đà Nẵng đều được “cắt” để “chia lô” cho các dự án resort, sân golf, khu biệt thự có vốn đầu tư nước ngoài.Ông Truyền cho rằng,không nên chia bãi biển cho các dự án quá nhỏ, manh mún (như ở “thành phố resort” Phan Thiết - PV), thì cũng không nên tạo đặc quyền cho các dự án quá lớn, trải khắp một bãi biển rộng (như đoạn đường từ Đà Nẵng đi Cửa Đại, Hội An - PV), chỉ dành cho số ít, thậm chí rất ít nhà đầu tư với các dự án khổng lồ.
-Đã có nhiều ý kiến lo ngại tình trạng chiếm đất, giữ đất của một số “siêu” dự án hiện nay, “bởi vì rất có thể sau này, khi các “bãi biển vàng” của Việt Nam trở thành “Thiên đường nghỉ mát” của khu vực và thế giới, thì các công ty chiếm được diện tích quá rộng hiện nay với giá thấp, sẽ trở thành kẻ thống trị cả một bãi biển, cả nghĩa đen và nghĩa bóng”
-Hiện tượng chạy theo số lượng, một lượng lớn vốn FDI đổ vào các dự án bất động sản như hiện nay có thể phá vỡ quy hoạch phát triển trong lĩnh vực này và dẫn đến nhiều hệ lụy.
-Số vốn FDI được công bố không phản ánh đúng đồng vốn thực mà các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điển hình là một dự án xây dựng khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội có vốn đăng ký 1 tỉ đô la Mỹ nhưng thực chất chỉ có 200 triệu USD do nhà đầu tư mang vào Việt Nam, còn lại là vốn vay ngân hàng trong nước và vốn huy động từ người dân dưới hình thức đặt cọc mua nhà.